Khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu thì trước hết, chủ đơn cần lưu ý một số điều cơ bản để tránh những thiếu sót không đáng có. Khi tránh được những sai sót này, bạn có thể hoàn toàn tự tin để nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm dịch vụ của mình. Vì vậy, chúng tôi xin được đưa ra một số những lưu ý giúp cho bạn có thể hoàn thiện trọn vẹn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu của mình sau đây.
Về những yếu tố bị từ chối bảo hộ
Trong quá trình thẩm định nội dung, Cục sở hữu trí tuệ sẽ đánh giá khả năng bảo hộ dựa vào dấu hiệu sau:
– Dấu hiệu không nhìn thấy được: như dấu hiệu âm thanh, mùi vị
– Dấu hiệu trái với trật tự xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh quốc gia
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắtm tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành
– Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của sản phẩm, dịch vụ
– Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ
Việc tra cứu nhãn hiệu
Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn cần phải thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu một cách chính xác để tránh trường hợp nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã đăng ký trước đó. Có thể trực tiếp tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:
Đối với tra cứu nhãn hiệu quốc gia: http://iplib.noip.gov.vn/
Đối với tra cứu nhãn hiệu quốc tế: https://www.wipo.int/portal/en/index.html
Quy định về gia hạn nhãn hiệu
Theo quy định của pháp luật thì Nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần bằng việc nộp một khoản phí quy định, tuy nhiên sau khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu thì doanh nghiệp phải sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ 05 năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực.