Vấn đề chuyển nhượng là một yếu tố quan trọng quyết định cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần. Vậy chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần là gì? Có những loại chuyển nhượng cổ phần nào? Cùng tham khảo bài viết sau đây:
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật Doanh nghiệp 2014;
Nghị đinh số 78/2015/NĐ-CP của Chính Phủ về đăng ký doanh nghiệp.;
Nghị định số 60/ 2015/ NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
Nghị định 01/2014/ NĐ-CP của Chính phủ Về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam;
Nghị định của Chính phủ số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp;
Nghị định số 59/ 2009/ NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại.
NỔI DUNG
Chuyển nhượng cổ phần là hành vi làm thay đổi ( mua, bán, thừa kế, …) số lượng cổ phần mà một người đang nắm giữ.
Chuyển nhượng cổ phần sẽ phụ thuộc vào từng loại cổ phần, Cụ thể như sau:
Đối với cổ phần phổ thông:
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ 2 trường hợp sau:
TH1: Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
-Cổ đông sáng lập có quyền TỰ DO chuyện nhượng các loại cổ phần của mình cho những cổ đông sáng lập khác
-Cổ đông sáng lập nếu muốn chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người khác KHÔNG phải cổ đông sáng lập thì lại bị hạn chế . Hạn chế ở đây tức là muốn được chuyển nhượng thì cần phải có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đồng. -> Người được chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty đồng thời cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần cũng không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
( Các hạn chế nêu trên sẽ được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và với 2 trường hợp sau cũng không áp dụng hạn chế trên :
- Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.
TH2: Cổ phần còn bị hạn chế nếu Điều lệ công ty có quy định. Quy định hạn chế về việc chuyển nhượng cổ phần chỉ có hiệu lực khi nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
Đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết:
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác
Các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định trong Điều lệ công ty, do đó, pháp luật quy định cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác nhằm nâng cao trách nhiệm đối với công ty của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và không làm xáo trộn vị trí quản lý của công ty
Với cổ phần ưu đãi biểu quyết cần lưu ý về đối tượng được mua cổ phần ưu đãi biểu quyết theo quy định tại khoản 3 điều 113 LDN 2014 chỉ bao gồm :
+ Tổ chức được Chính phủ ủy quyền: không giới hạn về thời hạn sử dụng cổ phần ưu đãi biểu quyết
+Cổ đông sáng lập: cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó thì cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập CHUYỂN ĐỔI thành cổ phần phổ thông. Như vậy sau 3 năm đầu thì không còn cổ phần ưu đãi biểu quyết đối với cổ đông sáng lập.
Đối với cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn laị và cổ phần ưu đãi khác
Không bị điều chỉnh trong Luật Doanh nghiệp 2014 nên sẽ được tự do chuyển nhượng và chỉ bị hạn chế nếu điều lệ của công ty quy định những điều kiện để được chuyển nhượng khác nhau.
Một số trường hợp khác trong chuyển nhượng cổ phần
Đối với cổ phần phát hành riêng lẻ:
Áp dụng theo nghị định số 60- 2015/ NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.
Đối với ngân hàng thương mại cổ phần:
Giống như công ty cổ phần nói chung: đối với cổ đông không phải thành viên sáng lập của ngân hàng, trong thời gian 3 năm kể từ ngày cấp giấy phép thành lập, chỉ được phép chuyển nhượng số cổ phần vốn góp của mình khi ngân hàng thành lập cho cổ đông khác của ngân hàng.
Theo khoản 3 điều 36 Nghị định 59/2009/ NĐ-CP thì đối với ngân hàng thương mại cổ phần, các trường hợp chuyển nhượng cổ phần sau đây phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi chuyển nhượng:
a) Các giao dịch mua bán mức cổ phần trọng yếu;
b) Các giao dịch mua bán cổ phần dẫn đến cổ đông đang sở hữu mức cổ phần trọng yếu trở thành không sở hữu cổ phần trọng yếu và ngược lại.
Mặt khác, tại khoản 5, điều 36 nghị định 59/2009/NĐ-CP quy định trong thời gian đang xử lý các hậu quả theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông do trách nhiệm cá nhân, các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc không được chuyển nhượng cổ phần, trừ trường hợp các thành viên này:
a)Là đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức bị sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản theo quy định pháp luật;
b)Bị bắt buộc chuyển nhượng cổ phần theo quyết định của Tòa án.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài:
Theo khoản 5, điều 14, nghị định 01/2014/ NĐ-CP thì nhà đầu tư chiến lược nước ngoài chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác (kể cả trong nước và ngoài nước) tối thiểu sau 5 năm kể từ khi trở thành là nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại một ngân hàng Việt Nam ghi trong văn bản chấp thuận tại Ngân hàng Nhà nước.
Đồng thời tại khoản 6, điều 14, nghị định 01/2014/ NĐ-CP cũng có quy định nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sở hữu 10% vốn điều lệ tại một ngân hàng Việt Nam chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác (kể cả trong nước và ngoài nước) tối thiểu sau 3 năm kể từ khi sở hữu 10% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.
Hy vọng qua bài viết trên của diendanphapluat.vn, bạn sẽ có thêm những hiểu biết về công ty cổ phẩn cũng như vấn đề chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần. Trường hợp bạn có thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ 0972817699.