Lương khoán là gì? Lương khoán được quy định như thế nào trong luật? Bài viết sau đây sẽ phân tích cụ thể về vấn đề này.
Trước hết, Khoản 1, Điều 94 Bộ luật Lao động 2012 quy định như sau về hình thức trả lương:
“Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Hình thức trả lương đã chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định; trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì NSDLĐ phải thông báo cho người lao động (NLĐ) biết trước ít nhất 10 ngày.”
Như vậy, lương khoán là một hình thức trả lương được quy định trong luật. Việc trả lương cho NLĐ dưới hình thức lương khoán là hoàn toàn hợp pháp.
Thứ hai, về vấn đề lương khoán là gì. Căn cứ vào Khoản 3, Điều 22, Nghị định 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thì:
“Tiền lương khoán được trả căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.”
Có thể thấy rằng, lương khoán có nghĩa là lương được trả dựa vào khối lượng, chất lượng và thời gian hoàn thành công việc của người lao động. Lương khoán thường được áp dụng cho các công việc mang tính chất thời vụ, tạm thời. Một vài ví dụ về trả lương khoán:
– Chị A được thuê đan giỏ trong vòng 1 tháng, theo đó mỗi 10 chiếc giỏ đan được chị sẽ được 100.000;
– Anh B được thuê làm phục vụ tiệc cưới trong 4 tháng, mỗi buổi phục vụ anh B được trả 200.000;…
Hy vọng qua bài viết này, diendanphapluat.vn đã giúp bạn hiểu rõ hơn lương khoán là gì.