Tiếp tục phân tích về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong phần 1, phần 2 và phần 3, tại bài này sẽ đề cập đến các tình tiết giảm nhẹ còn lại được quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), bao gồm:
– Người phạm tội tự thú
– Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Quy định này cũng thể hiện tính “khoan hồng” của pháp luật, giúp người phạm tội chuộc lại lỗi lầm mà họ đã gây ra trước đó, lấy lại lương tâm sau khi gây ra hành vi xâm phạm các quan hệ xã hội, quy định như vậy cũng là để khuyến khích người phạm tội suy nghĩ lại, cân nhắc lại và do đó sẽ được giảm khung hình phạt hoặc mức phạt so với tội phạm đáng lẽ phải nhận.
– Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm. Tội phạm mà người phạm tội này giúp các cơ quan phát hiện, điều tra có thể là bất cứ tội phạm nào mà không nhất thiết phải là tội mà chính họ gây ra, đây chính là cơ hội để người phạm tội quay đầu hướng thiện.
– Người phạm tội đã lập công chuộc tội. Công ở đây có thể là việc ngăn chặn một tội phạm khác xảy ra, cứu giúp những người hoạn nạn trong thiên tai, giúp đỡ người nghèo vượt qua khó khăn… Những người phạm tội trong trường hợp này thường không mong muốn tội phạm xảy ra, họ phạm tội có thể chỉ do sơ ý hoặc không hiểu biết pháp luật.
– Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác. Thành tích xuất sắc này có thể là đạt năng suất cao trong sản xuất, đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho đất nước, cũng có thể là thành tích xuất sắc trong việc chiến đấu trống lại kẻ thù hoặc thành tích xuất sắc trong các cuộc thi olympic quốc tế…
Ngoài các tình tiết giảm nhẹ được nêu trong 4 phần đã phân tích, Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, ví dụ: nhân thân tốt, phạm tội vì quá khó khăn…