Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam hay còn được gọi là đăng ký thương hiệu tại Việt Nam yêu cầu người nộp đơn có thể thực hiện theo nhiều phương án khác nhau. Nhưng cơ bản đều cần đầy đủ 3 bước đăng ký như sau:
Bước 1: Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu
Mặc dù, việc tra cứu nhãn hiệu là không bắt buộc nhưng là hết sức cần thiết đặc biệt là đối với các doanh nghiệp, cá nhân có mối quan hệ thương mại quốc tế hoặc có sự cạnh tranh cao trên thị trường.
Tra cứu miễn phí tại đây
Bước hai: Lựa chọn ngành nghề đăng ký
+ Việc lựa chọn ngành nghề đăng ký bảo hộ cùng nhãn hiệu là rất quan trọng và mang tính quyết định tới phạm vi bảo hộ và sự phát triển sau này của doanh nghiệp.
+ Theo quy định của pháp luật hiện hành thì một khi đã đăng ký nhãn hiệu thì chủ đơn không được phép bổ sung thêm ngành nghề/ sản phẩm dịch vụ mà bắt buộc phải nộp thành bộ hồ sơ mới với ngày nộp đơn mới.
Liên hệ tư vấn nhóm sản phẩm/dịch vụ
Bước ba: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
+ Mẫu nhãn hiệu
+ Bản sao đăng ký kinh doanh (Nếu tự nộp đơn hoặc nộp đơn không thông qua Đại diện SHTT)
+ Giấy ủy quyền (trong trường hợp nộp thông qua đại diện sở hữu công nghiệp)
– Nộp hồ sơ và theo dõi kết quả
– Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
– Gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu