Hướng dẫn tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu qua 5 bước tra cứu nhãn hiệu sử dụng IPLIB – cơ sở dữ liệu Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Phân tích và đánh giá kết quả.
Bước 1: Truy cập vào IPLIB
Đầu tiên, người sử dụng truy cập vào 1 trong 2 đường dẫn dưới đây để truy cập vào IPLIB (cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam)
- http://iplib.noip.gov.vn
- http://iplib2.noip.gov.vn
Bước 2: Lựa chọn đối tượng cần tra cứu
– Click vào mục Nhãn hiệu (Bên trái). Khi đó giao diện “TẠO TRUY VẤN TÌM KIẾM CHO NHÃN HIỆU” hiện ra
Có 4 Ô ngang kèm theo bộ lọc với 25 trường tìm kiếm để người sử dụng lựa chọn sao cho phù hợp với yêu cầu.
Tuy nhiên, tôi khuyến nghị các bạn chỉ cần quan tâm tới 2 Ô với 02 trường
– Nhãn hiệu tìm kiếm
– Nhóm sản phẩm/dịch vụ
Bước 3: Nhập dữ liệu và tìm kết quả
Tuỳ thuộc vào “dữ liệu” đang có mà lựa chọn trường tìm kiếm phù hợp và nhập vào “biểu thức”
Thông thường là nhà thiết kế thương hiệu nên bạn chỉ cần lựa chọn và nhập dữ liệu vào 2 trường tìm kếm. Sau đó NHẤN “Tìm kiếm” ở phía dưới để IPLIB trả kết quả tìm kiếm.
Bước 4: Xem xét kết quả và đánh giá
Tôi sẽ thực hiện ví dụ minh hoạ:
Tra cứu nhãn hiệu: QUEEN.
Nhóm 43: Dịch vụ nhà hàng, khách sạn
Chúng ta nhập như sau: (Bước 3)
Nhấp vào “Tìm kiếm”. Giao diện sẽ cho ra các nhãn hiệu đối chứng – Tức các nhãn hiệu có liên quan tới nhãn hiệu đang cần tra cứu với ngày nộp đơn trước đó.
Xem lướt qua các kết quả này một lượt sau đó:…
Lựa chọn một nhãn hiệu để xem chi tiết
Ưu tiên lựa chọn theo thứ tự:
Nhãn hiệu “trùng” với nhãn hiệu mình đang tra cứu
⇓
Nhãn hiệu “được cấp văn bằng” – (Các nhãn hiệu được cấp văn bằng thì sẽ có “Số bằng” ).
⇓
Tiếp đến là các nhãn hiệu “tương tự” với nhãn hiệu của mình
⇓
Các nhãn hiệu “KHÔNG” có “Số bằng” nhưng có ngày năm nộp đơn cách thời điểm hiện tại không quá 02 năm.
Mách nhỏ: Số đơn nhãn hiệu có dạng 4 – năm – thứ tự. Theo đó, năm nộp đơn chính là số ở giữa: Ví dụ: 4-2004-05421 thì đơn này nộp năm 2004.
Nhấn vào kết quả lựa chọn để xem chi tiết nhãn hiệu đối chứng.
Bước 5: Đưa ra kết luận và tư vấn
Dựa theo các kiến thức đã trình bày ở đầu cuốn sách cùng với Bảng đánh giá nhãn hiệu để đánh giá nhãn hiệu
Đối chiếu trường hợp ví dụ trên
Kết luận: Trùng -> Không thể sử dụng