Kiểu dáng công nghiệp được hiểu là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bới đường nét, màu sắc, hình dáng hoặc tổng hợp của các yếu tố đó. vd: mẫu xe vision, mẫu xe lead … Vậy cần lưu ý gì khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
Điều kiện bảo hộ
Điều kiện bảo hộ là một trong những lưu ý quan trong khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Theo quy định luật SHTT, KDCN chỉ được bảo hộ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Về tính mới: Đảm bảo tính mới so với thế giới và đảm bảo tính mới so với chính nó. Vì thế nếu như bạn đã công bố kiểu dáng công nghiệp này ra thị trường sẽ không được chấp thuận đăng ký bảo hộ.
Cách đánh giá tính mới: Người nộp đơn cần tiến hành so sánh các đặc điểm kiểu dáng của mình với những kiểu dáng khác xem có trùng lặp hoặc tương tự với kiểu dáng đã được đăng ký.
b) Tính sáng tạo:
Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nghĩa là kiểu dáng công nghiệp không thể tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
Cách đánh giá: để đánh giá, cục sẽ xem xét và so sánh tập hợp các đặc điểm tạo nên kiểu dáng đó xem có bị trùng lặp, hay tương tự với kiểu dáng nào đã đăng ký trước đó hay không.
Các trường hợp không có tính sáng tạo:
- Kiểu dáng là sự kết hợp đơn thuần của các đặc điểm của kiểu dáng khác đã được đăng ký, bộc lộ ra bên ngoài,…
- Kiểu dáng là hình dáng sao chép/mô phỏng những hình dáng tự nhiên như cây, hoa, quả, các loài động vật … hoặc các hình khối toán học như hình tam giác, tứ giác, hình vuông …
- Kiểu dáng là hình sao chép đơn thuần các công trình kiến trúc nổi tiếng, các sản phẩm nổi tiếng trên thế giới.
- Kiểu dáng mô phỏng lại kiểu dáng của các ngành khác đã được biết đến rộng rãi (vd: mô hình đồ chơi ô tô…)
c) Khả năng áp dụng công nghiệp: Nghĩa là kiểu dáng công nghiệp bạn đăng ký bảo hộ phải có khả năng để sản xuất hàng loạt.
Kiểu dáng được coi là có khả năng áp dụng kiểu dáng công nghiệp là có thể dụng làm mẫu để chế tạo hàng loạt các sản phẩm có kiểu dáng tương tự bằng phương pháp thủ công hoặc công nghiệp
Chủ thể có thể đăng ký KDCN
Có nhiều người băn khoăn là những đối tượng nào có thể đăng ký kiểu dáng. Vậy những đối tượng sau có thể đăng ký kiểu dáng:
- Tác giả, nếu tác giả tự đầu tư kinh phí, công sức của mình để tạo ra kiểu dáng công nghiệp.
- Tổ chức, cá nhân giao việc, đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tascc giả hoặc ký hợp đồng thuê việc việc tác giả.
- Nhà nước, trong trường hợp có sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật và kinh phí từ ngân sách nhà nước.
Lưu khi về nguyên tác nộp đơn đầu tiên
Trường hợp đơn của nhiều tổ chức, cá nhân đăng ký các KDCN trùng hoặc không quá khác biệt, Văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đơn có ngày ưu tiên hoặc nộp đơn sớm nhất. Trong trường hợp các đơn đều đáp ứng điều kiện nhưng lại có cùng ngày ưu tiên thì văn bằng bảo hộ được cấp dựa trên sự thỏa thuận của tất cả các chủ đơn. Nếu tất cả chủ đơn không thỏa thuận được thì cục sẽ từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho kiểu dáng được đăng ký.
Lưu ý về nguyên tắc ưu tiên
Người nộp đơn đăng ký KDCN có quyền yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng đủ các điều kiện cụ thể quy định tại Luật SHTT, hoặc trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra được nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.