Hiện nay, tình trạng sử dụng nhãn hiệu của chủ thể khác với mục đích thương mại mà không được sự đồng ý ngày càng nhiều. Để bảo vệ uy tín của sản phẩm và thương hiệu, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, không ít các cá nhân/ tổ chức khi có ý định đăng ký nhãn hiệu còn băn khoăn về mức giá đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ thông tin đến quý khác mức chi phí đăng ký nhãn hiệu độc quyền:
1. Nhãn hiệu độc quyền là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu bao gồm hình ảnh, chữ viết hoặc sự kết hợp của hình ảnh của chữ viết được tạo ra để người tiêu dùng có thể nhận diện, phân biệt sản phẩm/ dịch vụ của một chủ thể với sản phẩm/ dịch vụ của chủ thể khác. Những nhãn hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được xem là Nhãn hiệu độc quyền.
2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, việc đăng ký nhãn hiệu về cơ bản bao gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Nộp Đơn đăng ký nhãn hiệu
Giai đoạn 2: Thẩm định hình thức đơn
Giai đoạn 3: Công bố đơn
Giai đoạn 4: Thẩm định nội dung
Sau khi kết thúc giai đoạn thẩm định nội dung của hồ sơ đăng ký bản quyền, người nộp đơn sẽ nhận được thông báo kết quả giai đoạn này (Dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu không đạt yêu cầu và Dự định cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu đạt yêu cầu). Lúc này, người nộp đơn cần hoàn thiện các khoản phí theo yêu cầu trong thời gian được ấn định trong thông báo để nhận được Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
3. Phí đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Chi phí tối thiểu bạn cần chuẩn bị để tiến hành để đăng ký nhãn hiệu độc quyền bao gồm lệ phí Nhà nước và phí Nhà nước. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về mức lệ phí sở hữu công nghiệp: Lệ phí sở hữu công nghiệp bao gồm:
– Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng;
– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000 đồng;
Ngoài hai khoản lệ phí trên, người nộp đơn còn có thể phải nộp thêm các khoản lệ phí như Lệ phí yêu cầu gia hạn thời gian trả lời thông báo của Tổ chứu thu phí, lệ phí (120.000 đồng), Lệ phí duy trì, gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (100.000 đồng/ lần), Lệ phí yêu cầu chấm dứt/ hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (50.000 đồng/ lần)…
Thứ hai, về mức phí sở hữu công nghiệp: Đối với nhãn hiệu, phí sở hữu công nghiệp được quy định bao gồm các khoản sau:
– Phí công bố đơn: 120.000 đồng;
– Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000 đồng;/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 06 sản phẩm/ dịch vụ, nếu nhãn hiệu có trên 06 sản phẩm/ dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/ dịch vụ từ thứ 07 trở đi 30.000 đồng).
– Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng;/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ;
– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng;/01 sản phầm, dịch vụ.
– Phí đăng bạ: 120.000 đồng;
Ngoài ra, người nộp đơn cũng phải nộp các khoản phí khác như phí sử dụng văn bằng bảo hộ là 700.000 đồng cho mỗi nhóm sản phẩm/ dịch vụ cho 10 năm hay phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam là 2.000.000 đồng (không bao gồm các khoản phí phải nộp cho Văn phòng quốc tế)….
Như vậy, mức phí Nhà nước ở khoảng 1 triệu đồng cho một nhóm sản phẩm/ dịch vụ và tối đa 06 sản phẩm/ dịch vụ.
Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên có chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, A&S Law hân hạnh được hỗ trợ quý khác trong việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền với mức chi phí cạnh tranh nhất!