Trong hôn nhân, khi hai vợ chồng không thể tìm được tiếng nói chung thì ắt hẳn sẽ dẫn đến ly hôn. Nhưng trong nhiều trường hợp, người chồng hoặc người vợ không chịu hợp tác và kiên quyết không chấp nhận ký vào đơn ly hôn thì người yêu cầu ly hộn nên giải quyết như thế nào?
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền ly hôn. Vì vậy, trong trường hợp trên, có thể yêu cầu ly hôn theo thủ tục ly hôn đơn phương nếu người còn lại không đồng ý ký vào đơn lý hôn (nếu không thuộc trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi)
Để có thể đơn phương lý hôn, bước đầu tiên người yêu cầu ly hôn sẽ phải chuẩn bị hộ sơ, trong đó có các giấy tờ cần thiết để nộp tới Tòa án có thẩm quyền nơi cư trú để giải quyết việc đơn phương ly hôn. Hồ sơ đơn phương ly hôn gồm có những tài liệu cơ bản sau:
– Đơn xin ly hôn (theo mẫu);
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu (bản sao chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
– Giấy tờ tài liệu liên quan đến tài sản như: giấy đăng ký quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm…
Thủ tục pháp lý đơn phương ly hôn bao giờ cũng phức tạp so với thuận tình ly hôn trong quá trình giải quyết tại Tòa án. Hai bên không thống nhất được nội dung ly hôn do đó các bên có trách nhiệm đưa ra các căn cứ chứng minh và bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Tòa án căn cứ vào quy định pháp luật để xem xét giải quyết. Trường hợp một bên không đồng ý ly hôn và không đưa các tài liệu để gửi kèm hồ sơ, khi đó người yêu cầu ly hôn có thể liên hệ với các cơ quan nhà nước đã cấp các giấy tờ gốc để được cấp trích lục giấy tờ sau đó bạn nộp kèm theo đơn. Khi làm thủ tục nên nêu rõ lý do, mục đích xin cấp để được hỗ trợ từ các cơ quan liên quan.
.