Căn cứ theo Điều 49 Bộ luật lao động 2012
Đối tượng hưởng trợ cấp mất việc làm:
NLĐ là đối tượng hưởng trợ cấp mất việc làm khi thoả mãn đủ các tiêu chí sau:
– NLĐ làm việc thường xuyên cho đơn vị từ đủ 12 tháng trở lên
– NLĐ bị mất việc làm do đơn vị không bố trí được công việc.
– NLĐ phải thoả mãn điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm.
Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm
NLĐ là đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp và thuộc 1 trong các trường hợp:
– Doanh nghiệp đổi cơ cấu, công nghệ mà không thể sắp xếp được công việc phù hợp cho NLĐ;
– Trường hợp vì lý do kinh tế mà buộc NLĐ phải thôi việc;
– Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã không có phương án công việc phù hợp cho NLĐ;
– Thực hiện chuyển quyền sử hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp nhưng không sắp xếp được công việc cho NLĐ.

Mức hưởng trợ cấp mất việc làm
Để tính Trợ cấp mất việc làm, NLĐ cần xác định các thông tin sau:
Tổng thời gian làm việc thực tế tại đơn vị:
Bao gồm:
– Thời gian NLĐ đã làm việc cho đơn vị;
– Thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho đơn vị;
– Thời gian được đơn vị cử đi học;
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;
– Thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động;
– Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn;
– Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của NLĐ;
– Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;
Thời gian tham gia BH thất nghiệp
Bao gồm:
– Thời gian đơn vị đã đóng BHTN theo quy định của pháp luật;
– Thời gian đơn vị đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của NLĐ một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN theo quy định của pháp luật.
Thời gian được chi trả trợ cấp thôi việc
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc;
>> Có thể tham khảo thêm bài viết liên quan: Trợ cấp thôi việc: Cách tính và mức hưởng
Thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc làm
Thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc làm | = | Tổng thời gian làm việc thực tế tại đơn vị | – | Thời gian tham gia BHTN | – | Thời gian được chi trả trợ cấp thôi việc |
Tiền lương tính trợ cấp mất việc làm
Tiền lương tính trợ cấp mất việc làm: Tiền lương bình quân theo Hợp đồng lao động của NLĐ 06 tháng liền kề trước khi NLĐ mất việc làm.
Mức hưởng
Mức hưởng trợ cấp mất việc làm | = | Thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc làm | x | Tiền lương tính hưởng trợ cấp mất việc |
Lưu ý:
Thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc làm nếu có tháng lẻ được tính như sau: từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được làm tròn thành ½ năm; từ đủ 06 tháng trở lên được làm tròn thành 1 năm (Trích điểm c Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP).
Mức trợ cấp mất việc làm được hưởng thấp nhất bằng 2 tháng tiền lương.
Ví dụ:
Ông Nguyễn Văn A được hưởng trợ cấp mất việc do Công ty B thực hiện cơ cấu lại tổ chức, không sắp xếp được công việc cho ông A, công ty cho ông thôi việc.
Mức bình quân tiền lương 6 tháng cuối trước khi nghỉ việc của ông A theo HĐLĐ là 10.000.000 đồng.
Tại Công ty B, Ông A có:
– Tổng thời gian làm việc là 10 năm 7 tháng;
– Thời gian tham gia BHTN là 8 năm;
– Thời gian được chi trả trợ cấp thôi việc là 1 năm.
Vậy:
– Thời gian được chi trả trợ cấp mất việc của ông A = 10 năm 7 tháng – 8 năm – 1 năm = 1 năm 7 tháng 2 năm tính hưởng.
– Mức hưởng trợ cấp trợ cấp mất việc làm = 2 tháng x 10.000.000đ = 20.000.000đ
>> Luật sư tư vấn về sở hữu trí tuệ trực tuyến gọi số: 0972817699