Thù lao của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp còn là thắc mắc của rất nhiều chủ thể? Có một sự thật là số lượng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký hiện tại thì phần lớn tác giả là những người đi làm thuê, nghĩa là tác giả không đồng thời là chủ sở hữu của sáng chế.
1. Quyền tác giả là gì?
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
2. Khi nào thì tác giả được hưởng thù lao
Luật Sở hữu trí tuệ quy định về vấn đề này như sau:
Điều 135. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
1. Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
2. Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau:
a) 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
b) 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
3. Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được nhiều tác giả tạo ra, mức thù lao quy định tại khoản 2 Điều này là mức dành cho tất cả các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thoả thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả.
4. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
3. Lưu ý:
Để thúc đẩy khả năng sáng tạo và tạo động lực để nhân viên của mình có những sáng chế mang giá trị lớn thì các ông chủ không những phải có các khoản thưởng thêm, lương hàng tháng, mà còn phải làm đúng theo quy định của pháp luật.
Điều này còn cho thấy rằng, quy định pháp luật luôn hướng tới lợi ích của tác giả và cân bằng lợi ích của các bên khi sáng tạo và sử dụng sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp.