Nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau về bản chất nhưng vẫn thường bị nhầm lẫn bởi sự giống nhau về mặt hình thức. Nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối tượng của sở hữu công nghiệp hoặc rộng hơn là của sở hữu trí tuệ, rất dễ nhầm lẫn với nhau do chúng có những đặc điểm giống nhau, tuy nhiên về bản chất thì chúng hoàn toàn khác nhau.
Giống nhau
Đều là các chỉ dẫn thương mại xuất hiện trên hàng hóa, được các chủ thể sử dụng trong hoạt động kinh doanh, dùng để phân biệt hàng hóa, chủ thể kinh doanh
Đều là những dấu hiệu nhìn thấy được.
Cả nhãn hiệu và tên thương mại đều có khả năng phân biệt.
Khác nhau
Thứ nhất là về khái niệm:
Nhãn hiệu: Khoa học, công nghệ, kỹ thuật không chỉ là sáng tạo đơn thuần của con người mà đã trở thành bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất có tính chất quyết định đến năng suất lao động. Tuy nhiên, sản phẩm của khoa học, kỹ thuật mà con người tạo ra không giống với các vật phẩm khác, nó như là hình thể vô hình không thể cầm lắm, chiếm hữu cho riêng mình nên rất dễ bị tước bỏ và chiếm dụng. Hơn thế nữa khoa học kỳ thuật ngày này ngày càng phát triển, khong chỉ giới hạn trong một quốc gia mà nó có tính chất toàn cầu. Trong pháp luật Việt Nam, đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền công nghiệp là: sáng chế, kiểu dáng kinh doanh, chỉ dẫn địa lý,…trong đó “nhãn hiệu” cũng được bảo hộ. Tại khoản 16 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ cho biết: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
Tên thương mại: Tại khoản 21 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định như sau: “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”.
Như vậy, từ khái niệm chúng ta cũng có thể thấy sự khác nhau cơ bản giữa nhãn hiệu và tên thương mại. Cụ thể: nhãn hiệu là dấu hiệu dùng cho sản phẩm, dịch vụ, trong khi đó tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động sản xuất kinh, doanh.
Thứ hai là về điều kiện bảo hộ:
Nhãn hiệu: Việc được cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu phải có những điều kiện nhất định theo điều 72 Luật sở hữu trí tuệ: “Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”. Như vậy, để được bảo hộ nhãn hiệu thì phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:
Tên thương mại: Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009 có quy định điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại: “Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”
Nguyên tắc chung, tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng được các điều kiện sau tại Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
“Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng.
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.”
Tên thương mại phải có chứa thành phần tên riêng. Một tên thương mại có thể là tên đầy đủ hoặc tên giao dịch (tên viết tắt để tiện cho việc giao dịch) theo đăng kí kinh doanh hoặc tên thường dùng.
Tuy nhiên, trong thực tế, có một số tên thương mại không chứa thành phần tên riêng nhưng đã tồn tại trong thời gian lâu dài và được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Đối với trường hợp này, tên thương mại đó đã đạt được khả năng phân biệt qua quá trình sử dụng thực tế, người tiêu dùng vẫn phân biệt được chủ thể kinh doanh đó với các chủ thể kinh doanh khác, vì vậy mà được chấp nhận bảo hộ. Ví dụ như: Công ty Bia rượu Hà Nội, Công ty Bia Sài Gòn…
Tên thương mại không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Điều này cũng có thể được hiểu là nếu tên thương mại của hai chủ thể kinh doanh trùng nhau hoặc tương tự nhưng hai chủ thể kinh doanh đó lại hoạt động trong hai lĩnh vực kinh doanh khác nhau hoặc thuộc hai khu vực địa lý khác nhau thì vẫn được chấp nhận bảo hộ.
Thứ ba: về chức năng. Chức năng của nhãn hiệu là để phân biệt với dịch vụ, hàng hóa của chủ thể khác, còn chức năng của tên thương mại là để phân biệt chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác .
Thứ tư: Về thời hạn. Theo quy định tại Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ thì thời hạn đối với nhãn hiệu là 10 năm và được gia hạn nhiều lần lien tiếp mỗi lần 10 năm. Còn thời hạn đối với tên thương mại là đến khi tên thương mại này sử dụng không còn hợp pháp nữa.
Thứ năm: về phạm vi bảo hộ. Nhãn hiệu được bảo hộ trên toàn lãnh thổ, còn phạm vi bảo hộ tên thương mại là trong phạm vi khu vực kinh doanh (phụ thuộc vào mức độ và phạm vi kinh doanh).
Thứ sáu: về căn cứ xác lập quyền. Đối với nhãn hiệu thì phải đăng ký, còn đối với những nhãn hiệu nổi tiếng thì sẽ đương nhiên được bảo hộ.
Thứ bảy: về điều kiện hạn chế chuyển nhượng. Căn cứ Điều 139 Luật sở hữu trí tuệ thì điều kiện hạn chế chuyển nhượng là không được gây nhầm lẫn. Còn đối với tên thương mại thì điều kiện hạn chế chuyển nhượng được quy định tại Điều 139 Luật sở hữu trí tuệ về chuyển nhượng toàn bộ.