Ngày này trong điều kiện thị trường đầy cạnh trạnh, mỗi cá nhân tổ chức không ngừng đầu tư nhằm mục đích sáng tạo, cải thiện những sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí với tính năng vượt trội. Đó là những sản phẩm của sự tư duy, sáng tạo, cần phải được pháp luật bảo hộ.
Để được bảo hộ thì việc tối quan trọng là phải đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí. Vậy, quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được quy định tại Điều 86 Luật sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
- Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định tại khoản 2 dưới này.
2. Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.
3. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
4. Người có quyền đăng ký này có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
Vậy, với mỗi trường hợp lại có quy định khác nhau về chủ thể và quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí. Đòi hỏi mỗi cá nhân tổ chức phải có hiểu biết về vấn đề này để bảo vẹ được tài sản trí tuệ của bản thân và tổ chức mình.