Tổ chức, cá nhân muốn sử dụng hợp pháp nhãn hiệu của mình thì cần phải đăng ký nhãn hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi nhãn hiệu đáp ứng đủ các điều kiện sẽ được văn bằng bảo hộ (giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu). Pháp luật Việt Nam có quy định về hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, bao gồm: Thời gian có hiệu lực, chấm dứt hiệu lực và hủy bỏ hiệu lực.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là một dạng của văn bằng bảo hộ. Việc cấp văn bằng bảo hộ nhằm xác định nhãn hiệu đã đăng ký là hợp pháp và được phép sử dụng. Tuy nhiên, không phải bất cứ nhãn hiệu nào kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nào cũng sẽ được bảo hộ. Nhãn hiệu được bảo hộ phụ thuộc vào các điều kiện được quy định tại Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:
Hiệu lực: giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực kể từ ngày cấp, kéo dài 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Khi hết thời hạn, chủ sở hữu có quyền gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm.
Các trường hợp chấm dứt hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:
- Chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
- Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực.
- Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
- Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Quy định về hủy bỏ hiệu lực:
Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu hủy bò là 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong trượng hợp. Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với nhãn hiệu và nhãn hiệu không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.