Trong lĩnh vực pháp lý, thuật ngữ ủy quyền và ủy thác được nghe đến rất nhiều. Nhưng chắc hẳn vẫn còn nhiều thắc mắc, chưa phân biệt được khác nhau ra sao. Vậy ủy thác và ủy quyền là gì? Làm sao để phân biệt khi nào dùng từ “ủy thác” và khi nào dùng từ “ủy quyền”? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những vấn đề này.
1. Quy định pháp luật về ủy thác và ủy quyền
a) Ủy thác là gì?
Theo quy định tại Luật thương mại năm 2005, ủy thác là việc giao cho bên được ủy thác. Nhân danh người ủy thác để làm một việc nhất định. Người ủy thác không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm.
Theo đó bên được ủy thác, còn gọi bên nhận làm đại lý được nhân danh và được bên ủy thác. Bên giao làm đại lý trả tiền chi phí. Hoặc được trích trả một số tỷ lệ % tiền thu được. Mục đích là để làm một số việc hoặc mua, bán một số hàng hóa nhất định
b) Ủy quyền là gì?
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, ủy quyền là việc giao cho người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp.
Hầu hết trong tất cả các giao dịch (dân sự, thương mại…). Hay tố tụng (dân sự, hình sự,..) đều có ủy quyền. Ủy quyền có thể bằng nhiều hình thức như văn bản, lời nói hoặc hành vi. Để hoạt động ủy quyền đảm bảo đúng quy định pháp luật, thể hiện đầy đủ nội dung ủy quyền. Cũng như thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên và làm căn cứ để giải quyết tranh chấp phát sinh. Ủy quyền nên được xác lập bằng văn bản: giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền.
2. Sự giống và khác nhau giữa ủy quyền và ủy thác
Ủy thác | Ủy quyền | |
Chủ thể thực hiện |
|
|
Hình thức thực hiện |
| Văn bản ủy quyền, bao gồm:
|
Nội dung văn bản | Hợp đồng ủy thác phải ghi rõ đầy đủ họ, tên, địa chỉ, trụ sở, tài khoản nếu là pháp nhân, phạm vi, nội dung ủy thác, quyền, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên và do các người có đủ thẩm quyền ký kết vào hợp đồng. | Không có yêu cầu cụ thể về nội dung văn bản, thông thường do 2 bên tự thỏa thuận. |
Thù lao thực hiện | Bắt buộc phải có. (Thông thường là chi phí hoặc được trích trả một số tỷ lệ % tiền thu được để thực hiện công việc được ủy thác) | Chỉ phải trả thù lao nếu 2 bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. |
Giới hạn trách nhiệm của bên được giao thực hiện | Chỉ được làm và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy thác. | Chỉ được thực hiện công việc và chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy quyền. Vẫn có trường hợp được phép thực hiện các công việc ngoài phạm vi ủy quyền tuy nhiên phải được sự chấp thuận của bên ủy quyền. |
Hậu quả pháp lý trong trường hợp thực hiện vượt quá giới hạn trách nhiệm | Tự chịu trách nhiệm về hành vi vượt giới hạn trách nhiệm ủy thác. | – Hậu quả của hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền (nếu không có thỏa thuận hoặc sự chấp thuận của bên ủy quyền) thì bên đựơc ủy quyền phải tự chịu trách nhiệm. – Trường hợp ngoại lệ: bên ủy quyền biết về hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền nhưng không phản đối. |
Lĩnh vực | Thương mại (mua bán hàng hóa giữa cá nhân với pháp nhân hoặc giữa pháp nhân với pháp nhân), kinh doanh… | Đất đai, nhà cửa, mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa cá nhân với nhau hoặc các yêu cầu giải quyết việc dân sự, tham gia quan hệ tố tụng khác… |