Hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhìn bề ngoài có thể có rất nhiều điểm giống nhau, tuy vậy sự khác nhau giữa hai loại hành vi này xuất phát từ chính bản chất pháp lý của mỗi loại hành vi. Đó chính là sự khác nhau về thiệt hại, đối tượng bị xâm phạm, yếu tố lỗi và chủ thẻ xâm phạm.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được hiểu là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác (Khoản 6 Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2018) Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, các hành vi bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định theo Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.
Về hành vi xâm phạm quyền sở hữu cộng nghiệp, Điều 126 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
- Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
- Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có những điểm khác biệt sau đây:
Tiêu chí | Hành vi cạnh tranh không lành mạnh | Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp |
Thiệt hại | Gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại. | Không phải chứng minh gây thiệt hại |
Đối tượng bị xâm phạm | Các chỉ dẫn thương mại có thể là đối tượng sở hữu công nghiệp đã được sử dụng rộng rãi, lâu dài, ổn định. | Các đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ |
Yếu tố lỗi | Lỗi cố ý Chứng minh được việc sử dụng chỉ dẫn thương mại nhằm mục đích gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. | Lỗi cố ý hoặc vô ý, không cần xem xét và đều bị coi là hành vi xâm phạm.
|
Chủ thể xâm phạm | Bất kì ai. | Chỉ có thể kiện chủ thể cạnh tranh ở vị thế cạnh tranh trên thị trường liên quan (cùng một lĩnh vực hoặc cùng một khu vực kinh doanh). |