Một trong số những tài nguyên quốc gia quan trọng nhất là đất đai. Đất đai là tài nguyên quan trọng cho việc sản xuất. Việc sử dụng đất hiệu quả sẽ đem lại công việc cho người lao động, tạo ra sản phẩm cho xã hội, tạo ra thu nhập và là nguồn cung cấp cho chi tiêu của gia đình và kinh doanh. Chính vì lý do trên mà nhà nước ta đưa nguyên tắc để bảo vệ đất đai đặc biệt có nguyên tắc ưu tiên bảo vệ phát triển quỹ đất nông nghiệp.
Khái niệm đất nông nghiệp
Trước hết ta cần phải hiểu đất nông nghiệp là gì?
Theo khoản 1 điều 10 Luật Đất đai 2013 thì đất nông nghiệp bao gồm
– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
– Đất trồng cây lâu năm;
– Đất rừng sản xuất;
– Đất rừng phòng hộ;
– Đất rừng đặc dụng;
– Đất nuôi trồng thủy sản;
– Đất làm muối;
– Đất nông nghiệp khác gồm là các đất dử dụng cho các mục đích xây dựng liên quan đến các loại đất trên.
Như vây, về mặt pháp luật, đất nông nghiệp là một khái niệm được quy định cụ thể bao gồm đất đai để trồng hoa màu và đất rừng, đất chăn nuôi, đất nuôi trồng, đất sản xuất đều có thể là đất nông nghiệp.
Nội dung nguyên tắc
Việc thể chế hóa quy định thể nguyên tắc “Ưu tiên bảo vệ phát triển quỹ đất nông nghiệp” đi theo hướng chủ yếu, gồm:
Thứ nhất, khuyến khích khai hoang mở rộng ruộng đồng từ vốn đất chưa sử dụng nông nghiệp. Việc này có vai trò quan trọng trong việc mở rộng quỹ đất nông nghiệp sẵn có. Quỹ đất nông nghiệp hàng năm ở Việt Nam hiện nay được ước tính không thay đổi hoặc có xu hướng giảm luôn là tình trạng đáng báo động. Vì vậy một vấn đề quan trọng là khuyến khích việc khai hoang để tăng quỹ đất nông nghiệp.
Thứ hai, coi trọng việc thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trên diện tích đất hiện có. Quỹ đất nông nghiệp thì có hạn nên việc bảo vệ đất cũng như khai thác đúng cách có hiệu quả đất nông nghiệp sẵn có là hết sức cần thiết. Vì vậy việc cần thiết là áp dụng các kỹ thuật trồng trọt thâm canh, tăng vụ để bảo vệ và duy trì vốn đất nông nghiệp sẵn có là vô cùng quan trọng.
Thứ ba, phát triển kỹ thuật nhằm khắc phục tình trạng đất nông nghiệp bị thoái hóa chất lượng. Việc khai thác liên tục đất nông nghiệp dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp bị thoái hóa không còn là một vấn đề mới của nước ta. Việc khắc phục tình trạng này dựa trên hai phương pháp: một là khai thác có hiệu quả đất nông nghiệp (thâm canh, tăng vụ..), hai là phát triển kỹ thuật khoa học để hồi phục nguồn đất kiệt quệ.
Việc áp dụng nguyên tắc đem lại hiệu rõ rệt sau: Thứ nhất, nguyên tắc trên đã cho thấy hiệu quả khi nước ta đã hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác. Bên cạnh đó, quỹ đất nông nghiệp cũng được tăng thêm nhờ các chính sách khai hoang…. Nhờ đó tăng số lượng lương thực, thực phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước cho dân cư cũng như đạt chỉ tiêu xuất hàng năm. Bên cạnh việc tăng tổng lượng lương thực thực phẩm phần tạo điều kiện có việc làm cho người dân nông thôn. Cuối cùng, việc bảo vệ phát triển quỹ đất nông nghiệp cũng góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ môi trường.
Bên cạnh điểm tích cực nêu có rào cản định việc áp dụng
Cụ thể:
Thực tế vẫn còn tình trạng nhiều hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp. Nhiều khu dân cư hình thành qua quá trình tự chuyển đổi đất nông nghiệp, các cấp chính quyền không tự ý quản lý được quỹ đất nông nghiệp của khu dân cư. Đặc biệt, có nhiều dự án nhà nước thu hổi đất nông nghiệp rồi chậm tiến độ dẫn đến bỏ hoang hóa gây phí phạm về cả kinh tế. Ngoài ra, tình trạng quy hoạch ruộng đất thiếu đồng bộ và quản lý nhà nước về đất đai lỏng lẻo, một thời gian dài thiếu sự quản lý làm gia tăng tình trạng sử dụng đất đai trái pháp luật. Tình trạng này gây ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của Nhà nước và cộng đồng.
Như vậy, đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng. Việc bảo vệ phát triển đất nông nghiệp luôn là cốt lõi chủ trương nước ta. Nguyên tác ưu tiên bảo vệ đất nông nghiệp là một trong số các nguyên tắc nền tảng của pháp luật đất đai Việt Nam.