Theo quy định tại điều 19 Bộ luật Dân sự 2015: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Năng lực hành vi dân sự là một trong những yếu tố cơ bản của cá nhân bởi một người có được tham gia vào các quan hệ pháp luạt dân sự cơ bản như mua bán, ký kết hợp đồng hay thực hiện một hành vi nào đó thì cần phải có năng lực hành vi dân sự.
Năng lực hành vi dân sự có thể hiểu đơn giản là cá nhân có thể bằng ý chí, hành vi của mình khi tham gia các quan hệ dân sự. Vậy thì những cá nhân nào có năng lực hành vi dân sự? Và theo quy định của pháp luật thì người dưới 6 tuổi là người không có năng lực hành vi dân sự, có nghĩa là những người ở độ tuổi này không được tham gia bất cứ một quan hệ pháp luật dân sự nào. Vì ở độ tuổi này, tư duy chưa phát triển và không có khả năng để xác định được hành vi của mình là đúng hay sai. Đồng thời, do còn quá nhỏ nên họ cũng không thể thực hiện được một số hành vi cụ thể, cần thiết khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự.
Người có năng lực hành vi dân sự một phần là người từ độ tuổi từ 6-18 tuổi, có thể tham gia một số quan hệ cơ bản nhưng vẫn chưa được đầy đủ như quan hệ hôn nhân, tham gia tố tụng…
Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người từ đủ 18 tuổi. Ở độ tuổi này, con người đã nhận thức được các hành vi của mình, có đầy đủ khả năng về thể chất, sức khỏe để tham gia các quan hệ pháp luật dân sự. Và theo quy định thì họ có thể tham gia được tất cả các quan hệ pháp luật dân sự.
Tuy nhiên, vẫn có một số bộ phận bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hay mất năng lực hành vi dân sự do một số lý do cụ thể. Và họ cũng bị hạn chế khi tham gia quan hệ dân sự và bị mất các năng lực hành vi dân sự cơ bản. Nguyên nhân do họ bị hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình.