Khi đăng kí bảo hộ để sở hữu nhãn hiệu cho riêng mình, chủ doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc nhãn hiệu của mình sẽ là độc quyền, không một tổ chức cá nhân nào có quyền sử dụng. Tuy nhiên, theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, rất nhiều trường hợp có tình trạng nhãn hiệu tồn tại những thành phần không được bảo hộ riêng. Nói một cách khác, những thành phần này bất kì ai cũng có thế sử dụng khi đăng kí nhãn hiệu cho doanh nghiệp của mình.
Thành phần mô tả
- Là từ hoặc cụm từ chỉ dẫn về thời gian, địa điểm, phương thức kinh doanh
- Là từ chỉ chức năng, chất lượng, chủng loại, thành phần sản phẩm
- Nhiều người biết và công nhận như từ/ cụm từ “chung”
Chính vì đặc điểm được sử dụng nhiều và thông dụng tới mức nhiều người biết đến và khi nhắc tới là gợi nhớ ngay lập tức đến sản phẩm/ dịch vụ gắn nhãn mác đó nên các yếu tố này sẽ không được “độc quyền” cho bất cứ ai, ai cũng có thể sử dụng trong nhãn hiệu của mình mà không cần lo ngại vấn đề vi phạm.
Ví dụ: Đăng kí nhãn hiệu cho Spa tóc, tên “TÓC ĐẸP”: phần chữ “ĐẸP” được đánh giá là mô tả trực tiếp chất lượng sản phẩm cung cấp nên không được bảo hộ riêng.
Thành phần quá đơn giản
- Nhãn hiệu chỉ bao gồm 1 chữ cái hoặc chỉ bao gồm chữ số, hoặc mặc dù có 2 chữ số nhưng không thể đọc được như một từ kể cả khi có kèm theo chữ số. Hoặc những hình học đơn giản như vuông, tròn, tam giác,…
- Nhãn hiệu quá phức tạp hay rối rắm cũng khiến người nhìn cảm giác khó chịu, không thể ghi nhớ
Ví dụ: FO, 35N, …
Thành phần chỉ hình thức pháp lý
Là thành phần bắt buộc phải có theo quy định của pháp luật khi đăng kí tên nhãn hiệu.
Ví dụ: Đăng kí nhãn hiệu cho doanh nghiệp, tên “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Long Hoa” kèm hình ảnh là chữ cái L và chữ H viết cách điệu: phần chữ “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên” là phần chỉ tên pháp lý bắt buộc theo hình thức của Công ty đăng kí khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, nên không được bảo hộ riêng.
Thành phần tượng hình, các yếu tố chữ không phải hệ chữ Latin
Chữ Hán, chữ Phạn, chữ của người Ả-rập,… đều không được bảo hộ riêng vì những thành phần này rất khó nhớ, khó hiểu và đặc biệt là khó phát âm để đọc thành từng tiếng rõ ràng. Trong trường hợp có thể phiên âm (theo tiếng Việt) thì phải ghi dưới nhãn hiệu cách đọc và nghĩa của cách đọc đó (nếu có). Tuy nhiên, những thành phần này đều không được bảo hộ riêng khi đăng kí nhãn hiệu.
Thành phần chỉ dẫn nguồn gốc địa lý hàng hóa, dịch vụ
- Dấu hiệu chỉ chứa duy nhất tên địa lý/ phần hình chỉ nguồn gốc địa lý.
Ví dụ: Hanoi, Hòa Bình,…
- Kết hợp với dấu hiệu khác nhưng dấu hiệu địa lý nổi bật hơn
Ví dụ: Cà phê DAKLAK, Buffet THANH HÓA,…
- Dấu hiệu trùng với tên địa lý nước ngoài đã được biết tới rộng rãi qua Internet hoặc từ điển Longman, Oxford,..
Ví dụ: Bánh mì London, Gà Las vegas…
Trên đây là tất cả những thành phần không được chấp nhận bảo hộ riêng khi đăng kí nhãn hiệu. Đừng ngần ngại liên hệ những địa chỉ bảo hộ thương hiệu đáng tin cậy để có được những lời khuyên hữu ích nhất khi bạn muốn sở hữu độc quyền nhãn hiệu của riêng mình nhé!