Pháp luật Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh một cách lành mạnh, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia là bình đẳng, công khai, minh bạch. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng làm được điều này. Thực tế cho thấy vẫn còn tồn tại những doanh nghiệp có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Vậy pháp luật có những quy định như thế nào về vấn đề này?
Định nghĩa vầ hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được hiểu là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác (Khoản 6 Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2018) Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, các hành vi bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định theo Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.
Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn: về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ; về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểmkhác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
Trường hợp có quy định cấm:
Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điềuước quốc tế c người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng.
Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng:
Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại hoạc có khả năng gây thiệt hại:
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại, xâm phạm đến các chỉ dẫn thương mại có thể là đối tượng sở hữu trí tuệ đã được sử dụng rộng rãi, lâu dài, ổn định. Đây là hành vi do lỗi cố ý và chủ sở hữu phải chứng minh được việc sử dụng chỉ dẫn thương mại nhằm mục đích gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.