Đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như các chủ thể kinh doanh nói riêng, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là cơ sở cũng như công cụ hữu ích để nhãn hiệu “ không bị cướp”. Tuy nhiên, thời hạn bảo hộ không kéo dài mãi. Vì vậy chủ sở hữu nhãn hiệu cần lưu ý thời gian kết thúc để tiến hành gia hạn.
1. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Theo quy định của Luật SHTT: “ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm”. Vậy chủ sở hữu sẽ gia hạn vào thời điểm nào?
Trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận hết hiệu lực, chủ nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ sở hữu phải nộp thêm 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.
2. Đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ
Đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ gồm:
- Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ
- Bản gốc văn bằng bảo hộ (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ);
- Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);
- Chứng từ nộp lệ phí gia hạn, công bố quyết định gia hạn và đăng bạ quyết định gia hạn văn bằng bảo hộ theo quy định.
- Xử lý đơn yêu cầu gia hạn
Trong 1 tháng kể từ ngày nhận đơn, Cục SHTT sẽ xem xét đơn yêu cầu gia hạn.
Nếu đơn không có thiếu sót, Cục sẽ ra quyết định gia hạn văn bằng bảo hộ. Đăng bạ và tiến hành công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Cục sở hữu trí tuệ thông báo dự định từ chối gia hạn. Trong đó nêu rõ lý do từ chối và yêu cầu trong 1 tháng kể từ ngày ra thông báo.
Trong các trường hợp: Đơn yêu cầu gia hạn không hợp lệ hoặc được nộp không đúng thủ tục quy định hoặc Người yêu cầu gia hạn không phải là chủ văn bằng bảo hộ tương ứng thì Cục sở hữu trí tuệ thông báo dự định từ chối gia hạn, trong đó nêu rõ lý do dự định từ chối và yêu cầu trong 1 tháng kể từ ngày ra thông báo người yêu cầu phải sửa chữa hoặc bổ sung thiếu sót
Nếu người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu. Không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục ra thông báo từ chối.
Chủ sở hữu nhãn hiệu cần lưu ý thời gian hết hạn của giấy chứng nhận. Trách trường hợp bị mất quyền bảo hộ hoặc tốn thêm chi phí gia hạn.