Ngày nay thương hiệu là một trong những tài sản của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, rất nhiều thương hiệu bị đánh cắp, bị tranh chấp với chính nhãn hiệu của doanh nghiệp mình . Vậy để đăng ký bảo hộ thương hiệu thì các doanh nghiệp cần phải làm gì?
1. Thương hiệu là gì?
THƯƠNG HIỆU – hay còn gọi là dấu hiệu phân biệt, những mối quan hệ, trải nghiệm của người tiêu dùng qua đó mà nhận diện về doanh nghiệp của người tiêu dùng. Thương hiệu càng nổi tiếng thì sẽ được người tiêu dùng biết đến và tin dùng. Vì thế thương hiệu là một loại tài sản có giá trị của doanh nghiệp mà cần được bảo vệ.
2. Có nên bảo hộ Thương hiệu không?
Thương hiệu được bảo hộ sẽ ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép. Nếu sử dụng trái phép có thể bị phạt hành chính hoặc kiện ra tòa án. Ngược lại, nếu thương hiệu không được đăng ký bảo hộ sớm thì bất kỳ cá nhân nào khác đều có thể đi đăng ký và mang đến những thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp.
VD: Một trong những bài học đắt giá về bảo hộ thương hiệu phải kể đến café trung nguyên. Trung nguyên café là thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. Nhưng khi mở rộng thị trường sang mỹ đã bị bên khác đăng ký trước. Mãi sau 2 năm mới giành lại được nhãn hiệu vốn thuộc về mình. Họ cũng phải chấp nhận bên đăng ký trước làm nhà phân phối tại Mỹ.
Ngoài thương hiệu “Trung Nguyên café” mà còn nhiều thương hiệu khác gặp tình trạng như vậy. Tầm quan trọng của bảo hộ thương hiệu đặc biệt trong hoàn cảnh có nhiều đối thủ như ngày nay. Vì thế, song song với nỗ lực xây dựng một thương hiệu tốt trong mắt người tiêu dùng thì doanh nghiệp cũng cần đảm bảo chắc chắn quyền của mình đối với thương hiệu thông qua PHÁP LUẬT.
3. Doanh nghiệp cần làm gì để bảo hộ thương hiệu
Để bảo hộ thương hiệu của mình, doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục đăng ký theo quy định pháp luật. “Đăng ký thương hiệu” hay “thương hiệu” vốn không phải là những từ ngữ luật định, thay vào đó pháp luật chỉ bảo hộ “nhãn hiệu”. Nói cách khác pháp luật bảo hộ những dấu hiệu như ngôn ngữ, hình ảnh, thiết kế logo… mà gắn trên các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Trên thực tế, quá trình này thường diễn ra trong vòng từ 12-24 tháng. Bao gồm những giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Nộp hồ sơ lên Cục sở hữu trí tuệ
Ở giai đoạn này, người nộp đơn cần chuẩn bị những tài liệu sau đây:
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
- 05 mẫu nhãn hiệu (kích cỡ không quá 80mm)
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
- Bản mô tả của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
- Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
- Giấy ủy quyền (nếu thông qua đại diện)
Giai đoạn 2: Thẩm định hình thức: Sau khi tiếp nhận và xử lý hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định hình thức của đơn trong vòng 01 tháng và ra thông báo đơn hợp lệ. Nếu có vấn đề gì, người nộp đơn phải sửa đổi bổ sung trong vòng 2 tháng.
Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung: quá trình này sẽ được diễn ra trong vòng 09 tháng. Nếu nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì cục SHTT sẽ ra thông báo cấp văn bằng bảo hộ. Nếu đơn đăng ký không đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Theo đó, doanh nghiệp sẽ có khoảng thời gian là 03 tháng để trả lời Thông báo trên.
Giai đoạn 4: Cấp văn bằng bảo hộ: Khi chủ đơn đã phúc đáp thành công Thông báo từ chối của Cục sở hữu trí tuệ hoặc nhận được Thông báo dự định cấp văn bằng thì doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp phí và lệ phí cấp văn bằng. Chủ đơn sẽ được cấp văn bằng bảo hộ trong vòng 2-3 tháng từ ngày nộp phí.
Về thời hạn bảo hộ: Mỗi văn bằng bảo hộ đã được cấp, đều có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn nhiều lần