Chế độ thai sản và điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH cụ thể như sau:
Theo Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Chú ý:
- Các trường hợp: Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi ð Phải đóng bảo hiểm từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi (Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
- Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
⇒ Người lao động đủ 2 điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định (Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
- Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi được xác định như sau (Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH):
- Trường hợp sinh con hoặc nhận con nuôi trước ngày 15 của tháng thì tháng sinh con hoặc nhận con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi.
- Trường hợp sinh con hoặc nhận con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng BHXH, thì tháng sinh con hoặc nhận con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi . Trường hợp tháng đó không đóng BHXH thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Ví dụ 1: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Ví dụ 2: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Khoản thu nào không coi là khoản đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm và thông tin người lao động cần biết
Quy định về thời giờ nghỉ ngơi của người lao động
>> Luật sư tư vấn về sở hữu trí tuệ trực tuyến gọi số: 0972817699