Để sáng tạo ra một sáng chế, tác giả có thể mất cả đời để nghiên cứu và tìm hiểu. Vì vậy việc đăng ký bảo hộ sáng chế là một điều cần thiết để bảo vệ sáng chế. Không ít tác giả khi sáng tạo ra một phương pháp, quy trình mới cũng đang thắc mắc rằng liệu quy trình, phương pháp có được đăng ký sáng chế không?
1, Cơ sở pháp lý
Khoản 12 điều 4 luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 về định nghĩa sáng chế: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”.
Giải pháp kỹ thuật ở đây bao gồm: Quy trình hay phương pháp (quy trình sản xuất; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, v.v.) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành một quá trình, một công việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về trình tự, thành phần tham gia, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được mục đích nhất định.
Bằng độc quyền sáng chế có thể cấp cho quy trình sản xuất và phương pháp sử dụng. Nhiều quy trình sản xuất và phương pháp sử dụng liên quan đến các thiết bị cụ thể. Người nộp đơn không bị hạn chế ở việc chỉ dùng một loại yêu cầu bảo hộ. Do đó, người nộp đơn đăng ký sáng chế thường có yêu cầu bảo hộ cho cả thiết bị và phương pháp sử dụng.
Ví dụ: Tác giả sáng chế có thể yêu cầu bảo hộ thiết bị lọc nước sinh hoạt hàng ngày và phương pháp lọc nước bằng công nghệ được đề cập đối với thiết bị
2, Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế dạng quy trình/phương pháp
Cũng tương tự như điều kiện bảo hộ của Sáng chế nói chung, Sáng chế dạng quy trình/phương pháp cũng cần phải đáp ứng điều kiện quy định tại điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ có sửa đổi, bổ sung năm 2009, đó là:
- Có tính mới trên phạm vi toàn thế giới ( đặc biệt quan trọng);
- Có trình độ sáng tạo cao;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Liên hệ luật sư
Tổng đài miễn phí: 0972817699
Email: lienheluatsu@gmail.com
Facebook: www.fb.com/ddplvn