Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu tại Việt Nam

Đăng ký nhãn hiệu mà nhiều người thường quen gọi là đăng ký thương hiệu hay bảo hộ thương hiệu, là thủ tục giúp cá nhân, doanh nghiệp được ghi nhận độc quyền cho nhãn hiệu, thương hiệu mà gắn liền với sản phẩm/dịch vụ mà mình đang kinh doanh.

Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu tại Việt Nam thông thường trải qua 5 Bước: Bước 1: Tra cứu khả năng đăng ký thương hiệu; Bước 2: Nộp đơn đăng ký thương hiệu; Bước 3: Thẩm định hình thức đơn đăng ký; Bước 4: Thẩm định nội dung đơn và công bố đơn; Bước 5: Cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết các bước để thực hiện việc đăng ký thương hiệu cũng như quy trình, chi phí đăng ký tại Việt Nam

Nhãn hiệu là gì?

Căn cứ theo khoản 16 Điều 4 luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019 thì nhãn hiệu là dấu hiệu được cá nhân, tổ chức đăng ký, sửa dụng để giúp phân biệt hàng hóa, sản phẩm dịch vụ của mình với hang hóa sản phẩm dịch vụ của đơn vị khác.

Ví dụ: ALIBA cho quần áo, PITO cho dịch vụ tư vấn luật…

Đặc điểm của nhãn hiệu là phải phân biệt được và luôn gắn liền với sản phẩm/dịch vụ nhất định của doanh nghiệp. Để là một dấu hiệu có khả năng phân biệt thì, nhãn hiệu được cấu tạo bởi chữ, chữ số, hình ảnh, hoặc sự kết hợp của các yếu tố này với nhau.

Thương hiệu là gì

Thương hiệu không được định nghĩa/nhắc đến trong các văn bản pháp lý, đặc biệt là luật sở hữu trí tuệ Việt Nam không đề cập tới thương hiệu.

Thương hiệu, thông thường được hiểu theo nghĩa rộng hơn so với nhãn hiệu, bao gồm nhãn hiệu, danh tiếng, cảm nhận.

Rõ ràng thương hiệu không phải là một cái tên, một nhãn hiệu cụ thể, một biểu tượng cụ thể mà thương hiệu còn là sự cảm nhận, sự biết đến của người tiêu đúng đối với thương hiệu đó. Một thương hiệu có thể có một hoặc nhiều nhãn hiệu chứa bên trong nó. Có nhiều trường hợp nhãn hiệu và thương hiệu trùng với nhau (là một)

Đăng ký nhãn hiệu và đăng ký thương hiệu có phải là một?

Chắc hẳn nhiều người hay sử dụng thuật ngữ đăng ký thương hiệu hay đăng ký thương hiệu độc quyền thay cho đăng ký nhãn hiệu và cho rằng hai việc này là một? Hiểu như vậy có đúng không?

Thứ nhất, trong quy định pháp luật không có thủ tục đăng ký thương hiệu, đăng ký độc quyền thương hiệu mà chỉ tồn tại quy định thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Chính vì vậy nếu xét theo quy phạm pháp luật thì việc sử dụng thuật ngữ đăng ký thương hiệu là không chính xác, thế nhưng trong thực tế từ thương hiệu lại gần gũi và được nhiều người biết đến hơn là nhãn hiệu, vậy nên khi nó rằng đăng ký thương hiệu thì đồng nghĩa với việc bảo hộ nhãn hiệu độc quyền. 

Bạn có thể sử dụng cả hai thuật ngữ này, thế nhưng chúng tôi khuyến khích sử dụng cụm từ đăng ký nhãn hiệu hay đăng ký nhãn hiệu độc quyền vì sự chính xác và được quy định rõ ràng trong văn bản pháp luật. 

Tại sao cần đăng ký thương hiệu ?

Đây là một trong nhiều câu hỏi trước khi nộp đơn đăng ký. Đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu có phải là thủ tục bắt buộc hay không? Vì sao chúng ta nên đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Pháp luật Việt Nam hiện nay không quy định tính bắt buộc phải đăng ký đối với thương hiệu, nhãn hiệu. Hay nói cách khác Bạn hoàn toàn có thể không cần đăng ký nhãn hiệu. Thế nhưng, bạn vẫn nên đăng ký nhãn hiệu và thậm chí là phải đăng ký càng sớm càng tốt bởi các lý do sau đây.

    • Nhãn hiệu không tự động được bảo hộ mà bắt buộc phải thông qua thủ tục đăng ký.
    • Việt Nam tuân thủ theo nguyên tắc First To File, tức là ưu tiên cho người nộp đơn sớm nhất được quyền sở hữu nhãn hiệu. Những đơn nộp sau sẽ bị từ chối bảo hộ.
    • Nếu không đăng ký, sẽ bị mất thương hiệu, nhãn hiệu.
    • Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của người khác mà không biết.
    • Mất quyền đăng ký.
  • Bị đối thủ đăng ký và ngăn cấm sử dụng nhãn hiệu.

Hãy tham khảo các thông tin chi tiết về việc đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền dưới đây

Hồ sơ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu

Người nộp đơn cần chuẩn bị các tài liệu dưới đây

Tên tài liệuSố lượngYêu cầu
1Mẫu nhãn hiệu 05Có thể gửi bản mềm, yêu cầu rõ nét không bị vỡ khi in 
2Bản mô tả nhãn hiệu01Mô tả màu sắc, ý nghĩa của nhãn hiệu (nếu có)
3Danh sách sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu01 Liệt kê chi tiết các sản phẩm/dịch vụ gắn liền với nhãn hiệu: ví dụ: quần áo, máy tính, bật lửa, dịch vụ du lịch, đại lý vé máy bay….
4Thông tin chủ sở hữu nhãn hiệu01Cung cấp chi tiết tên, địa chỉ, số điện thoại và email liên hệ của chủ sở hữu nhãn hiệu
5Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên01 Cần công chứng, dịch thuật nếu là tài liệu không phải là tiếng Việt 
6Tài liệu chứng minh quyền đăng ký 01Trong trường hợp người nộp đơn được ủy quyền, là công ty con, là đại lý
7Giấy ủy quyền 01 Tải mẫu tại đây

Hồ sơ phải được lập thành 02 bộ, được thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Các tài liệu ở dạng ngôn ngữ khác đều được yêu cầu dịch sang tiếng Việt Nam.

Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu, việc phân nhóm là phức tạp và thường xuyên bị từ chối nhất. Người nộp đơn có thể tham khảo công cụ phân nhóm trực tuyến tại đây, hoặc gọi điện 0922772222 để được tư vấn phân nhóm chính xác.

Chi phí đăng ký thương hiệu tại Việt Nam năm 2022

Chắc hẳn khi đăng ký thương hiệu thì câu hỏi phí đăng ký thương hiệu tại Việt Nam có cao không? Sẽ là một trong số những câu hỏi được quan tâm nhất.

Phí đăng ký thương hiệu độc quyền tại Việt Nam được xem là rẻ nhất trên thế giới.  Chi phí này phụ thuộc vào số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ cũng như số lượng sản phẩm, dịch vụ trong cùng nhóm.

Biểu phí đăng ký thương hiệu tại Việt Nam như sau

(Lưu ý: Đây chỉ là các mức phí cơ bản, tối thiểu cần nộp mà không bao gồm trường hợp bị từ chối, phản đối).

Số thứ tựNội dung Phí Đơn vị tính
1Nộp đơn đăng ký thương hiệu (Mỗi một nhãn hiệu cần nộp thành một đơn)150.000 VND Đơn
2Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung đơn180.000 VNDNhóm sp/dv
3Phí thẩm định đơn 550.000 VNDNhóm sp/dv
3Phí và lệ phí công bố đơn 120.000 VNDĐơn
4Phí cấp văn bằng bảo hộ120.000 VNDĐơn
5Phí đăng bạ văn bằng bảo hộ 120.000 VNDĐơn

 

Ví dụ tính phí đăng ký thương hiệu năm 2022

Đăng ký thương hiệu ABCD cho các sản phẩm: quần áo, điện thoại, xi măng, máy vi tính, phần mềm, sim card thì ở đây chi phí sẽ được tính cho 03 nhóm: 

  • Nhóm thứ nhất: Quần áo
  • Nhóm thứ 2: Xi măng
  • Nhóm thứ 3: Điện thoại, máy vi tính, phần mềm, sim card.

Chi phí đăng ký 01 nhãn hiệu tại Việt Nam cho 03 nhóm sản phẩm/dịch vụ

Công việcĐơn giá Số lượngThành tiền
Nộp đơn đăng ký thương hiệu150.000 1150.000 
Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung đơn180.0003540.000
Phí thẩm định đơn 550.00031.650.000
Phí và lệ phí công bố đơn 120.0001120.000
Phí cấp văn bằng bảo hộ120.0001120.000
Phí đăng bạ văn bằng bảo hộ 120.0001120.000
Tổng2.700.000

Lưu ý: Mức phí trên mang tính tham khảo, để có thể biết lệ phí đăng ký thương hiệu chính xác và mới nhất vui lòng liên hệ 0922772222 (Zalo hoặc gọi điện) 

Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam 

Quy Trinh Dang Ky Nhan Hieu Tai Vietnam Abb Law
Quy trình 8 Bước đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Đơn đăng ký thương hiệu tại Việt Nam được xem xét theo quy trình gồm 8 Bước

Bước 1: Phân nhóm sản phẩm dịch vụ

Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu

Bước 4: Nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Bước 5: Thẩm định hình thức hồ sơ đăng ký.

Bước 6: Công bố đơn đăng ký trên công báo.

Bước 7: Thẩm định nội dung đơn.

Bước 8: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu.

Chi tiết 5 bước đăng ký nhãn hiệu như sau:

Bước 1: Phân nhóm sản phẩm dịch vụ

Đây là việc đầu tiên cần thực hiện trước khi đăng ký thương hiệu, việc phân nhóm sẽ có ý nghĩa chỉ ra phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu, hai nhãn hiệu sẽ không vi phạm với nhau khi sử dụng cho các sản phẩm/dịch vụ khác nhau.

Ví dụ: nhãn hiệu QUKIC đăng ký cho thời trang khác biệt so với QUKIC đăng ký cho thuốc.

Để phân nhóm sản phẩm/dịch vụ bạn có thể tham khảo Bảng nice 11 tại đây, hoặc dùng công cụ tra cứu phân loại nice trực tuyến tại đây.

Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu

Việc tra cứu khả năng đăng ký thương hiệu là không bắt buộc, nhưng luôn được khuyến khích thực hiện. Việc tra cứu giúp cho người nộp đơn có thể đánh giá được trước liệu rằng nhãn hiệu sắp đăng ký có được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu hay sẽ bị từ chối bảo hộ nhãn hiệu sau khi nộp đơn.

Có hai loại tra cứu khả năng đăng ký thương hiệu

Tra cứu nhãn hiệu miến phí: Người dùng có thể truy cập vào các trang web dữ liệu nhãn hiệu để tiến hành tra cứu Ví dụ như: IPPLATFORM; IPLIB, WIPO DATABASE.. 

Đọc bài viết: https://diendanphapluat.vn/5-buoc-tra-cuu-nhan-hieu-su-dung-iplib-tra-cuu-va-danh-gia-nhan-hieu/

Tham khảo video hướng dẫn tra cứu khả năng đăng ký thương hiệu dưới đây

Tra cứu chính thức khả năng đăng ký thương hiệu: Với loại tra cứu này, việc đánh giá sẽ chính xác hơn vì nguồn dữ liệu tra cứu luôn được cập nhật, đồng thời sẽ nhận được ý kiến tư vấn về khả năng đăng ký thương hiệu, Tuy nhiên loại tra cứu này thương mất phí.

Đọc thêm: Phân biệt tra cứu nhãn hiệu miễn phí và mất phí.

Để được hỗ trợ tra cứu nhãn hiệu, vui lòng liên hệ Zalo 0972817669

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu

Hồ sơ đăng ký thương hiệu (xem tại đây) được lập thành 2 bộ và nộp tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Các tài liệu bắt buộc phải có tại thời điểm nộp đơn:

  • Mẫu nhãn hiệu (được in màu hoặc đen trắng) yêu cầu tạo thành 05 mẫu giống nhau.
  • Danh mục sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu (Đã được phân nhóm theo Bước 1)
  • Tờ khai đăng ký thương hiệu (Tải mẫu về)
  • Biên lai nộp phí, lệ phí.

Liên hệ 0922772222 nếu có vướng mắc trong quá trình chuẩn bị hồ sơ.

Xem thêm: Những lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu tại Việt Nam

Bước 4: Nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Người nộp đơn có thể nộp trực tiếp tại Cục hoặc văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ, hoặc nộp đơn qua đường chuyển phát bưu điện tới địa chỉ của cục sở hữu trí tuệ.

Văn phòng Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội:

Địa chỉ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng – Cục SHTT

Địa chỉ: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Văn Phòng Đại Diện Cục Sở Hữu Trí Tuệ Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Trường hợp ở xa hoặc không thể nộp đơn trực tiếp, người nộp đơn có thể liên hệ 0922772222 để được hỗ trợ soạn thảo và nộp đơn.

Bước 5: Thẩm định hình thức hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.

Đơn được thẩm định hình thức: kiểm tra tính hợp lệ của đơn, mô tả nhãn hiệu, phần phân nhóm sản phẩm dịch vụ và việc tính phí đã đúng và đủ hay chưa.

Nếu hồ sơ đáp ứng các yêu cầu thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Trường hợp có thiếu sót thì Cục sở hữu trí tuệ ra thông báo yêu cầu người nộp đơn sửa đổi, bổ sung các phần còn thiếu sót. Trong thời gian 01 tháng kể từ ngày ra thông báo, chủ đơn được quyền sửa đổi, bổ sung. Nếu không sửa đổi, bổ sung thì đơn sẽ bị ra quyết định từ chối. 

Bước 6: Công bố đơn đăng ký trên công báo.

Đơn đăng ký thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu sau khi được chấp nhận đơn về mặt hình thức thì thông tin sẽ được đăng công khai trên công báo sở hữu công nghiệp.

Sau thời gian 02 tháng thì sẽ được hiển thị trên các trang thông tin trực tuyến, người nộp đơn có thể dễ dàng tra cứu thông tin thương hiệu đã đăng ký.

Bước 7: Thẩm định nội dung đơn

Đây là bước quan trọng và tốn nhiều thời gian nhất. Thông thường việc thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ kéo dài từ 12 – 18 tháng. Việc thẩm định sẽ chỉ ra những nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang nộp đơn đăng ký.

Tại Bước này, chuyên viên sẽ tìm kiếm các nhãn hiệu đối chứng để so sánh nhãn hiệu trong đơn với các nhãn hiệu đối chứng này.

Việc so sánh dựa trên các tiêu chí: Nghĩa, Cấu Trúc; Cách phát âm.

Bước 8: Ra kết quả cuối cùng

Ra thông báo cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ.

Trường hợp, thẩm định viên không tìm thấy nhãn hiệu đối chứng (Nhãn hiệu đối chứng là gì). Thì sẽ ra thông báo cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Nếu nhãn hiệu đăng ký trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn, trong đó nêu rõ lý do từ chối bảo hộ và cho phép người nộp đơn được trả lời lại công văn đó.

Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu là gì?

Phản đối đơn được hiểu là trong quá trình đơn đăng ký và được đăng công báo, một bên thứ ba cho rằng việc bảo hộ nhãn hiệu đó có thể gây xâm phạm quyền lợi hợp pháp của họ, lúc này bên thứ ba soạn thảo hồ sơ nộp lên Cục sở hữu trí tuệ với nội dung đề nghị không bảo hộ cho nhãn hiệu đang nộp đơn.

Khi đơn bị phản đối, chủ đơn có thể lựa chọn trả lời hoặc không trả lời phản đối đơn đó. Chuyên viên của Cục sở hữu trí tuệ sẽ vẫn thẩm định đơn một cách độc lập trên cơ sở tham khảo nội dung phản đối, nếu nội dung phản đối là có cơ sở, cục sẽ ra thông báo từ chối bảo hộ và người nộp đơn có thể trả lời lại công văn này. 

Đọc thêm: Phải làm gì khi đơn đăng ký nhãn hiệu bị phải đối ?

Có sự chênh lệch chi phí dịch vụ đăng ký thương hiệu giá rẻ?

Trên thị trường, có rất nhiều đơn vụ cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu với quảng cáo dịch vụ đăng ký siêu rẻ ví dụ như: trọn gói chi với 500,000 VND, hay đăng ký thương hiệu giá 1.000.000 đ cũng có đơn vị cung cấp dịch vụ với chi phí 3.500.000đ hoặc 5.000.000đ…Vậy tại sao lại có sự khác biệt này.

Trước hết phải khẳng định rằng các quảng cáo dịch vụ đăng ký thương hiệu trọn gói từ 1.000.000 đ trở xuống đều cần phải xem xét kỹ lưỡng bởi chi phí nhà nước đã lớn hơn con số này. Không đơn vị nào lại cung cấp dịch vụ mà không có lãi, thậm trí là bị lỗ vốn.

Sự chênh lệch phí dịch vụ có thể đến từ các lý do như:

  • Ẩn phí nhà nước tức là phí đó chưa bao gồm phí dịch vụ.
  • Báo phí dịch vụ mà chưa bao gồm phí nhà nước.
  • Thu phí nhiều lần.
  • Thu phí ban đầu thấp nhưng sau đó hồ sơ làm có lỗi dẫn đến phải sửa, chỉnh….thu thêm phí.
  • Các đơn vị không phải đại diện sở hữu công nghiệp (chỉ nộp đơn mà không theo dõi đơn)
  • Lý do khác.

Việc cạnh tranh là không tránh khỏi trong bất cứ lĩnh vực nào, tuy nhiên việc đột nhiên cùng một dịch vụ mà đơn vị cung cấp với mức giá thấp hơn nhiều so với thị trường thì người nộp đơn cũng cần phải lưu tâm và tìm hiểu kỹ.

ABB Law là đơn vị hoạt động chuyên nghiệp, lâu năm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Luôn cam kết chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng không có sự phân biệt khách hàng và áp dụng chung một mức giá.

Lý do nên chọn ABB Law firm.

  • Chi phí luôn cố định, không có phí phát sinh.
  • Tra cứu trước khả năng đăng ký để đánh giá khả năng thành công trước khi thực hiện.
  • Đại diện nộp đơn tại Cục sở hữu trí tuệ.
  • Người nộp đơn không cần ký tờ khai.
  • Theo dõi hồ sơ giúp khách hàng.
  • Thay mặt khách hàng nhận và trả lời công văn của Cục.
  • Nhận giấy chứng nhận và trả cho khách hàng khi có

Bí quyết giúp tăng khả năng đăng ký nhãn hiệu thành công.

Khi đăng ký chắc chắn ai cũng muốn nhận được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hay nói cách khác là đăng ký nhãn hiệu thành công. 

Thực tế quy trình thẩm định đơn kéo dài từ 18 đến 24 tháng,  và chỉ khi kết thúc quá trình thẩm định đơn thì người nộp đơn mới biết được nhãn hiệu của mình có được bảo hộ hay không, có được cấp giấy chứng nhận hay sẽ bị từ chối bảo hộ. Trong trường hợp nhãn hiệu không được bảo hộ, người nộp đơn sẽ “lãng phí” gần 2 năm mới biết. 

Vậy có cách nào để tăng khả năng được cấp văn bằng bảo hộ hay không?

Câu trả lời là CÓ.

Người nộp đơn cần thực hiện thủ tục Tra cứu khả năng cấp văn bằng bảo hộ trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Việc tra cứu thông thường kéo dài 1 – 2 ngày làm việc. Với kết quả tra cứu nhận được sẽ bao gồm các nhãn hiệu đối chứng kèm theo ý kiến tư vấn và đánh giá sẽ giúp người nộp đơn biết trước được khả năng bảo hộ đối với nhãn hiệu dự định đăng ký, để từ đó quyết định nộp đơn đăng ký thương hiệu hay sẽ thay đổi mẫu nhãn hiệu để tăng khả năng đăng ký nhãn hiệu thành công.

Tra cứu trước khả năng đăng ký nhãn hiệu là gì?

Tra cứu khả năng đăng ký được hiểu là trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn tiến hành kiểm tra trên cơ sở dữ liệu của Cục sở hữu trí tuệ để tìm các đơn đăng ký, các nhãn hiệu đã nộp trước đó mà trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình. Từ đó kết luận khả năng đăng ký thành công là bao nhiêu phần trăm, để quyết định nộp hồ sơ hay sẽ thay đổi mẫu nhãn hiệu, thương hiệu để tránh trường hợp nộp hồ sơ sau 02 năm mà không được bảo hộ.

Tra cứu nhãn hiệu tại Việt Nam

Nguồn dữ liệu
  • Dữ liệu nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam.
  • Nhãn hiệu đã nộp đơn tại Việt Nam.
  • Nhãn hiệu quốc tế có chỉ định vào Việt Nam.
  • Các đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế mặc dù chưa chỉ định vào Việt Nam nhưng nộp trong thời gian 06 tháng tính tới thời điểm tra cứu.
Thời gian thực hiện
  • 1 -2 ngày làm việc
Tiêu trí
  • Trùng
  • Tương tự gây nhầm lẫn
Phí tra cứu500.000 VND/ nhãn hiệu/nhóm
Cách thức tra cứuLiên hệ Zalo/điện thoại: 0922772222

Cách đánh giá hai nhãn hiệu khi tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Nhãn hiệu được coi là có khả năng đăng ký khi không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng. Để đánh giá về tính trùng/tương tự giữa hai nhãn hiệu thông thường dựa theo việc đánh giá song song cả 2 tiêu chí: Nhãn hiệu và sản phẩm/dịch vụ.

Nhãn hiệu 

Sản phẩm/dịch vụ

Trùng Tương tựKhác biệt 
Trùng KHÔNGKHÔNG
Tương tự KHÔNG?
Khác biệt 

Ví dụ: Nhãn hiệu cần đăng ký: ANTALA cho sản phẩm quần áo, dịch vụ quảng cáo. Sau khi tra cứu tìm được nhãn hiệu đối chứng ANALA cho sản phẩm áo khoác nam. Kết quả tra cứu sẽ được đánh giá như sau:

Về mặt nhãn hiệu: ANTALA bao gồm các chữ cái “A” “N” “T” “A” “L” “A” trong khi đó đối chứng là “A” “N” “A” “L” “A”, so sánh cho thấy hai nhãn hiệu trùng ⅚ ký tự về mặt cấu tạo, theo đó hai nhãn hiệu có cấu trúc tương tự nhau, dẫn đến việc phát âm có nhiều điểm tương tự.

Về mặt sản phẩm dịch vụ: So sánh sản phẩm quần áo của nhãn hiệu trùng với sản phẩm áo khoác nam của nhãn hiệu đối chứng. So sánh dịch vụ quảng cáo thì khác biệt so với sản phẩm áo khoác của nhãn hiệu đối chứng. 

Kết luận: 

Nhóm

Nhãn hiệu

Quần áo Quảng cáo 
Trùng Trùng Khác biệt 
Kết luậnKhông có khả năng đăng kýCó khả năng dăng ký

Vậy, nhãn hiệu ANTALA  có khả năng đăng ký cho nhóm quảng cáo, không thể đăng ký cho nhóm quần áo.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, đăng ký thương hiệu độc quyền.

Người nộp đơn có thể tự nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hoặc sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, đăng ký thương hiệu độc quyền. 

Lưu ý khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu:

  • Cần kiểm tra đó có phải là đại diện sở hữu công nghiệp được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp phép hay không? Cách dễ nhất để phân biệt đơn vị đại diện với đơn vị không có đại diện chính là “người” sẽ ký tờ khai. Nếu bạn phải tự mình ký tờ khai thì đó không phải là đơn vị đại diện. Đại diện sở hữu công nghiệp “được quyền” ký tờ khai cũng như nộp đơn, theo dõi hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ. Bạn hãy lưu ý: Yêu cầu đơn vị dịch vụ gửi lại tờ khai đăng ký nhãn hiệu sau khi nộp đơn để chắc chắn họ không tự ký đơn thay cho bạn (đối với đơn vị không phải đại diện).

Tại sao nên sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền?

  1. Một đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường được thẩm định trong thời gian từ 18 đến 24 tháng, việc theo dõi đơn là không đơn giản vì trong quá trình đăng ký đơn có thể bị phản đối, bị từ chối hoặc phải sửa đổi, bổ sung thông tin. 
  2. Doanh nghiệp có thể sẽ thay đổi địa chỉ, thay đổi người theo dõi hồ sơ. Việc Cục sở hữu trí tuệ gửi thông báo về bị thất lạc là một vấn đề nhiều người nộp đơn vướng phải, đến khi nhớ tới đơn thì đã quá thời gian trả lời, phản hồi lại ý kiến của Cục sở hữu trí tuệ, dẫn đến đơn bị hủy bỏ và phải nộp lại. 
  3. Với việc sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền, các đơn vị dịch vụ sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký của nhãn hiệu cũng như tư vấn về khả năng đăng ký cho người nộp đơn trước. Từ đó tránh được các trường hợp đơn đăng ký nộp không thành công.
  4. Đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền sẽ có kinh nghiệm theo đó việc soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ sẽ không bị lỗi, không bị thiếu sót từ đó tiết kiệm được thời gian đăng ký, thay vì phải sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu từ phía Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền của ABB Law

Chúng tôi có chức năng và sẵn sàng cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cho khách hàng với các công việc sau đây:

  • Tư vấn và giải đáp cho Khách hàng các quy định pháp lý liên quan tới nhãn hiệu cần đăng ký.
  • Tư vấn lựa chọn nhóm sản phẩm/dịch vụ cần đăng ký để bảo hộ tốt nhất cho nhãn hiệu.
  • Tư vấn lựa chọn màu sắc đăng ký nhãn hiệu độc quyền.
  • Tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký của nhãn hiệu, đưa ra ý kiến tư vấn và khuyến nghị dành cho khách hàng.
  • Tra cứu chính thức nhãn hiệu cần đăng ký và gửi thông báo kết quả tra cứu trong đó nêu rõ nhãn hiệu có khả năng đăng ký hay không? 
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. 
  • Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ và theo dõi hồ sơ cho tới khi có kết quả cuối cùng.
  • Nhận và trả lời các thông báo, yêu cầu từ phía Cục liên quan tới hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.
  • Nhận văn bằng bảo hộ và gửi cho khách hàng.
  • Tự động cập nhật và thông báo tình trạng hồ sơ cho khách hàng. 

5 Lý do nên sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của ABB Law

  • Là đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp, được Cục sở hữu trí tuệ cấp phép hoạt động.

Được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam ghi nhận là đại diện sở hữu công nghiệp từ năm 2013. Chúng tôi hoạt động và chịu trách nhiệm trước khách hàng. Đảm bảo mọi quyền lợi tốt nhất cho Khách hàng. Khách hàng không cần ký hồ sơ, nộp hồ sơ hay theo dõi hồ sơ. Tất cả công văn, tài liệu đều được chúng tôi tiếp nhận và thông báo.

Mọi hành động chúng tôi đều tôn trọng ý kiến của Khách hàng. Theo đó, mặc dù được ủy quyền nhưng chúng tôi cam kết không xử lý công việc khi chưa có sự đồng ý từ Khách hàng hoặc ý kiến phản hồi, xác nhận từ phía Khách hàng.

  • Chi phí luôn cố định và không có phí ẩn, phí phát sinh.

Với phương châm: mọi khách hàng đều bình đẳng, Chúng tôi cam kết áp dụng chung một mức phí đối với khách hàng của mình mà không phân biệt quy mô hay quốc tịch của khách hàng.

Chúng tôi cũng không có phí phát sinh trong quá trình đăng ký trong trường hợp đơn không bị phản đối, từ chối hay yêu cầu sửa đổi từ phía người nộp đơn.

Xem thêm: Phí đăng ký nhãn hiệu năm 2022

  • Hỗ trợ hơn 4500 khách hàng với 10 năm kinh nghiệm.
  • Đội ngũ luật sư và tư vấn viên nhiệt tình, giải đáp miễn phí mọi vướng mắc của khách hàng.
  • Sử dụng công nghệ để tự động cập nhật và thông báo tình trạng tới khách hàng.

Liên hệ với ABB Law

Vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua:

Email: thich.do@abbfirm.com 

Tel: 0972817669

Hotline: 0922772222

Wechat/Whatsapp/Zalo: +84972817669

Bài viết của Đỗ Bá Thích – Giám đốc ABB Law

Rate this post

Liên hệ luật sư

Tổng đài miễn phí: 0922772222

Email: lienheluatsu@gmail.com

Zalo: 0972817699

Câu hỏi thường gặp

TRẢ LỜI:

# Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 quy định như sau:

1. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 trên này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

TRẢ LỜI:

Hiện nay Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có thể tự làm hoặc Ủy quyền đăng ký qua Đại Diện Sở Hữu Công Nghiệp

Đại diện sở hữu công nghiệp → Giống như Kiểu Công ty Luật A&S 

Có thể khái quát việc nộp đơn như sau

1. NỘP ĐƠN QUA ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Hồ sơ gồm: 

- GIẤY ỦY QUYỀN CHO ĐẠI DIỆN 

- MẪU ĐƠN (10 MẪU 8X8 CM)

2. TỰ NỘP ĐƠN

CÁ NHÂN HOẶC CÔNG TY LÀ CHỦ ĐƠN 

  1. Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;
  2. Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
  3. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận
  4. Giấy phép kinh doanh nếu chủ đơn là Công ty (CÁ NHÂN KHÔNG CẦN GIẤY ĐĂNG KÝ KINH DOANH) 

NHÃN HIỆU TẬP THỂ

1. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

2. Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

3. Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

4. Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;

5. Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;

6. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận

Trả lời

- Tra cứu thương hiệu độc quyền cơ bản, sơ bộ: Trong dạng này, thời gian tra cứu thương hiệu độc quyền sơ bộ chỉ mất 03 đến 05 tiếng để tra cứu. Tuy nhiên, việc tra cứu này không đảm bảo được chính xác thương hiệu có sự trùng lặp, tương tự hay không vì dữ liệu do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cung cấp trên trang dữ liệu quốc gia đã được cập nhật trước thời điểm tra cứu 03 tháng, tức là tại thời điểm tra cứu thì các đơn mới nộp trong khoảng 03 tháng trở lại đây là chưa được cập nhật trên dữ liệu quốc gia nên không thể tra cứu chính xác 100%.

Link tra cứu miễn phí: 

http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

- Tra cứu thương hiệu độc quyền chi tiết, nâng cao: Trong dạng tra cứu này, độ chính xác đạt cao nhất, được tiến hành bởi các chuyên viên, chuyên gia có kinh nghiệm sẽ đảm bảo tỷ lệ đăng ký thương hiệu độc quyền cao nhất, các chuyên viên, chuyên gia sẽ thẩm định và kiểm tra sự trùng lặp, dễ gây nhầm lẫn để có cở sở điều chỉnh lại thương hiệu sao cho phù hợp nhất.

LIÊN HỆ A&S LAW FIRM qua hotline: +84 972 817 699

PHÍ TRA CỨU CHUYÊN SÂU CHỈ TỪ 500.000 VNĐ / LẦN TRA CỨU 

Trả lời

CÓ HAI CÁCH NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

1. NGƯỜI NỘP ĐƠN TỰ NỘP

Bạn có thể nộp đơn trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký thương hiệu độc quyền tại một trong ba địa chỉ sau:

- Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại số 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn.

- Văn phòng đại diện Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh: số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, Tầng 7, tòa nhà Hà Phan, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.

Lưu ý: Hai văn phòng đại diện chỉ là đơn vị tiếp nhận đơn đăng ký, còn cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu độc quyền chỉ có Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam ở Hà Nội.

2. NỘP ĐƠN THÔNG QUA ĐẠI DIỆN SHCN A&S LAW FIRM

LIÊN HỆ A&S LAW FIRM qua hotline: +84 972 817 699

PHÍ TRA CỨU CHUYÊN SÂU CHỈ TỪ 500.000 VNĐ / LẦN TRA CỨU →

Trả lời

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xử lý và giải quyết hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền với thời gian của từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu độc quyền dao động trong khoảng 01 tháng đến 03 tháng;

- Giai đoạn công bố đơn hợp lệ là 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ;

- Giai đoạn đăng công bố lên Công báo A từ 4-6 tháng từ ngày chấp nhận hình thức đơn

- Giai đoạn thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu độc quyền dao động trong khoảng từ 14 tháng đến 16 tháng;

Như vậy, tổng thời gian đăng ký thương hiệu độc quyền từ thời điểm nộp hồ sơ đến khi được cấp văn bằng bảo hộ dao động trong khoảng 24 tháng đến 26 tháng theo quy định của pháp luật.

Trả lời

THỜI HẠN CÓ HIỆU LỰC CỦA VĂN BẰNG NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM LÀ 10 NĂM VÀ ĐƯỢC GIA HẠN KHÔNG GIỚI HẠN SỐ LẦN CĂN CỨ

Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau:

” Giấy chứng nhận nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm”.

Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm, tuy nhiên chủ sở hữu nhãn hiệu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm và có thể được bảo hộ mãi mãi nếu được gia hạn đúng hạn. Trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ sỡ hữu nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn và lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Trả lời

NHÃN HIỆU CÓ THỂ CHUYỂN NHƯỢNG ĐƯỢC

HỒ SƠ CHUYỂN NHƯỢNG GỒM

Chuyển nhượng nhãn hiệu cần các giấy tờ:

Bản gốc của giấy chứng nhận đã đăng ký nhãn hiệu or văn bản bảo hộ; Kèm thêm 2 bản hợp đồng chuyển nhượng đồng thời phải có chữ kỹ từng trang. Mộc đỏ của con dấu " Nếu có "; Thêm vào là giấy ủy quyền từ bên chịu trách nhiệm ký hợp đồng chuyển nhượng / chuyển giao nhãn hiệu theo quy định pháp luật và hợp đồng 2 bên thỏa thuận.

Thời gian hoàn tất việc đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng/chuyển giao nhãn hiệu là 06 tháng kể từ ngày nộp đơn.