Hiện nay, để được phát triển bền vững tại Canada, ngoài việc quản lý điều hành, marketing, bán sản phẩm thì việc bảo vệ nhãn hiệu đang là một nhu cầu cũng như là một vấn đề hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Vậy đăng ký nhãn hiệu tại Canada là như thế nào?
Nhãn hiệu là gì?
Tại Canada, với sự phát triển mạnh về công nghiệp và đa dạng hoá các loại hình hàng hoá, dịch vụ, trong đó có rất nhiều các nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ nổi tiếng thì việc đăng ký nhãn hiệu là một cách để bảo vệ hình ảnh công ty và giúp cho chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu của mình.
Theo pháp luật SHTT Canada, nhãn hiệu là là một từ, một biểu tượng, một thiết kế hoặc bất kỳ sự kết hợp nào được sử dụng cùng với các sản phẩm hoặc dịch vụ, theo đó nhãn hiệu một công cụ hữu ích để phân biệt các sản phẩm hoặc dịch vụ của một thực thể này với các thực thể khác trên thị trường. Một nhãn hiệu không chỉ đại diện cho các sản phẩm và dịch vụ, mà còn cả danh tiếng, uy tín của nhà cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đó. Vì thế, một nhãn hiệu có thể được coi là một tài sản trí tuệ có giá trị. Có một số loại nhãn hiệu sau:
Nhãn hiệu thông thường là các từ, thiết kế, kết cấu, hình ảnh chuyển động, hình ba chiều, âm thanh, mùi hương, màu sắc hoặc kết hợp những thứ này được sử dụng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của chủ thể này với chủ thể khác. Ví dụ: Khi kinh doanh dịch vụ khách sạn, chủ sở hữu, người quản lý khách sạn có thể đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ của mình bằng các từ ngữ , hình ảnh để bảo vệ hình ảnh khách sạn, uy tín của mình, từ đó phát triển kinh doanh.
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu cho phép cho nhiều người hoặc nhiều công ty sử dụng với mục đích chứng minh rằng một số hàng hóa hoặc dịch vụ đáp ứng một tiêu chuẩn nhất định. Ví dụ: Tại Canada, để được cấp nhãn hiệu chứng nhận Woolmark thì các nhãn hiệu có sản phẩm là quần áo phải đáp ứng một tiêu chuẩn và chất lượng nhất định mà chủ sở hữu nhãn hiệu đề ra.
Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Canada
Tại Canada, việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được thực hiện bởi Văn phòng Sở hữu trí tuệ Canada (CIPO). Vì vậy, nếu bạn muốn đăng ký nhãn hiệu tại đây, bạn phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu pháp lý theo pháp luật Canada và nộp hồ sơ tại CIPO. Sau đó, CIPO sẽ thụ lý và giải quyết đơn theo đúng thủ tục do pháp luật Canada quy định.
Hiện nay, A&S LAW đã và đang cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước để đăng ký nhãn hiệu cho tại nhiều quốc gia khác nhau. Vì thế, nếu bạn có ý định đăng ký nhãn hiệu tại Canada thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ hiệu quả nhất.