Trong thời buổi hội nhập như hiện nay, nhiều doanh nghiệp tìm cách vươn mình ra tầm thế giới khi xuất khẩu sản phẩm của mình ra các nước khác. Tuy nhiên, một thủ tục không được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức khi “ra biển lớn” đó là đăng ký nhãn hiệu.
Chắc hẳn nhiều người chưa quên những sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam bị thua cay đắng trước Trung Quốc như cà phê Trung Nguyên và nước mắm Phú Quốc. Những ông lớn tại Việt Nam lại bị thua kiện với chính sản phẩm của mình. Phải nói như thế nào bây giờ ? “Buồn!” Chỉ vì thiếu đi mất một điều là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mà sản phẩm đó vừa không có tiếng vừa không miếng ở thị trường nước bạn.
Để hạn chế rủi ro như vậy ở thị trường nước ngoài thì chúng tôi khuyên bạn hãy đăng ký nhãn hộ quốc tế. Nhãn hiệu của bạn đã đăng ký ở Việt Nam nhưng không có nghĩa là nó được bảo hộ trên toàn thế giới, vì vậy đăng ký nhãn hiệu quốc tế chính là cái bạn phải tìm hiểu đến.
Việt Nam cũng là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, vì vậy bạn có thể lựa chọn hình thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế là đăng ký theo Hệ thống Madrid đối với quốc gia đăng ký là thành viên của hệ thống này, hầu hết thành viên Madrid là thành viên WIPO. Một cách đăng ký nhãn hiệu quốc tế khác là nộp đơn trực tiếp tại quốc gia bạn muốn nhãn hiệu mình muốn được bảo hộ.
Đối với nộp đơn quốc tế (nộp đơn theo hệ thống Madrid)
- Việt Nam hiện là thành viên của cả Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid nên doanh nghiệp có thể nộp đơn vào các quốc gia là thành viên của Thỏa ước hoặc Nghị định thư Madrid.
- Dựa trên một đơn cơ sở hoặc một đăng ký cơ sở tại Việt Nam thông qua Cục sở hữu trí tuệ.
- Người nộp đơn chỉ cần dùng một đơn đăng ký quốc tế theo mẫu quy định trong đó đánh dấu những nước thành viên mà mình muốn đăng ký nhãn hiệu.
- Người nộp đơn có thể tận dụng thủ tục đăng ký đơn giản, tiện lợi (chỉ nộp một đơn duy nhất, bằng một ngôn ngữ duy nhất) tiết kiệm thời gian và chi phí trong trường hợp đăng ký ở nhiều nước một lúc.
- Về thời hạn thẩm định đơn đăng ký quốc tế là 12 hoặc 18 tháng, tùy thuộc vào nước thành viên được chỉ định.
Đối với đơn nộp trực tiếp tại quốc gia:
Tùy mỗi quốc gia lại có quy định về nộp đơn đăng ký nhãn hiệu khác nhau, vì vậy, bạn cần tìm hiểu quy định của quốc gia đó trước khi nộp đơn hoặc ủy quyền cho các các tổ chức đại diện có kinh nghiệm bảo hộ thương hiệu quốc tế nộp đơn đăng ký giúp cho bạn.