Đại diện cho thương nhân theo quy định của pháp luật? Quyền và nghĩa vụ của bên đại diện là gì? Khi nào thì hợp đồng đại diện chấm dứt?
Khái niệm
Căn cứ pháp lý: Điều 134 BLDS 2005
Đại diện là việc một người nhân danh và vì lợi ích của người được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện
Phạm vi đại diện:
+ Đại diện theo pháp luật: luật quy định
+ Đại diện theo ủy quyền: trên cơ sở thỏa thuận, hợp đồng
Căn cứ: Điều 141 Luật thương mại: Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân ủy quyền (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.
Nội dung hợp đồng đại diện
+ phạm vi đại diện (đến đâu, đại diện ủy quyền)
+ thời hạn đại diện
+ mức thù lao đại diện
+ thời điểm phát sinh quyền được hưởng thù lao, thời gian và phương thức thanh toán tiền thù lao
+ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
+ hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại diện:
1. Bên đại diện
– Nghĩa vụ: Điều 145 LTM
– Quyền của bên đại diện
+ Quyền hưởng thù lao
+ Quyền yêu cầu thanh toán chi phí
+ Quyền cấm giữ tài sản, tài sản được giao
2. Bên giao đại diện
Theo thoả thuận hoặc theo quy định của luật
Chấm dứt hợp đồng đại diện cho thương nhân
– Hợp đồng đại diện cho thương nhân chấm dứt khi:
+ Thời hạn đại diện chấm dứt
+ Công việc đại diện đã hoàn thành
+ Một trong 2 bên tham gia hợp đồng chết hoặc bị hạn chế năng lực hành vi, mất tư cách thương nhân
– Bên giao đại diện đơn phương chấm dứt hợp đồng
– Bên đại diện đơn phương chấm dứt hợp đồng