Mặc dù Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã quy định về các hành vi xâm phạm nhãn hiệu đã đăng ký có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Tuy nhiên không phải là cứ có hành vi xâm phạm là người đó sẽ bị xử lý ngay mà bạn cần phải một quá trình tìm kiếm thu thập khá dài trước khi làm cho những người xâm phạm phải chịu chế tài của pháp luật. Vậy cần làm gì khi phát hiện xâm phạm nhãn hiệu?
Trước pháp luật không thể cứ nói ra là nó sẽ thế, mà mọi điều bạn nói trước tòa đều phải có căn cứ, có chứng cứ rõ ràng, ngược lại bạn lại bạn có thể bị người đó kiện ngược lại trong khi mình là người bị hại. Chính vì vậy, khi phát hiện có hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mụcđăng ký kèm theo nhãn hiệu của bạn;
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mụcđăng ký kèm theo nhãn hiệu của bạn, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mụcđăng ký kèm theo nhãn hiệu của bạn, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
Khi đó bạn hãy làm theo trình tự sau để bảo vệ nhãn hiệu của mình:
- Đánh giá hành vi xâm phạm của chủ thể có hành vi xâm phạm nhãn hiệu.
- Thu thập thông tin, và lưu giữ chứng cứ về hành vi vi phạm (trong quá trình thu thập thông tin có thể gặp nhiều khó khăn nên bạn có thể sử dụng dịch vụ của đại diện sở hữu công nghiệp có chức năng xử lý vi phạm)
- Tiến hành xử lý xâm phạm.