Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 không quy định căn cứ ly hôn áp dụng chung cho tất cả các trường hợp mà quy định những căn cứ ly hôn riêng cho từng trường hợp chủ thể yêu cầu ly hôn.
Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về thuận tình ly hôn như sau: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”.
Theo quy định này thì vợ chồng được coi là thuận tình ly hôn được thể hiện qua hai khía cạnh sau:Vợ chồng cùng thể hiện ý chí là mong muốn được ly hôn, Sự thể hiện ý chị phải thống nhất giữa hai bên vợ chồng.
1.Vợ chồng cùng thể hiện ý chí là mong muốn ly hôn.
Đối với trường hợp thuận tình ly hôn thì yếu tố “ý chí là yếu tố quan trọng nhất.” Hai bên vợ chồng cùng thể hiện ý chí muốn ly hôn vào cùng một thời điểm và được thể hiện bằng đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn, đây là quyền gắn liền với nhân thân của vợ chồng. Đây chính là đặc trưng để phân biệt với trường hợp ly hôn theo yêu cầu một bên.
2.Sự thể hiện ý chí phải thống nhất với ý chí của hai bên vợ chồng
Đó phải là sự tự do lý trí, không bên nào bị cưỡng ép, lừa dối. Khoản 9 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định cưỡng ép ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác hải ly hôn trái với ý muốn của họ. Vợ chồng chỉ được coi là tự nguyện ly hôn nếu mỗi bên vợ, chồng đều không bị tác động bởi bên kia hay bất kì bên nào khác khiến họ phải ly hôn trái với nguyện vọng của mình, không phải ly hôn giả tạo.
Trường hợp thứ nhất: hai bên đã thỏa thuận được việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con và sự thỏa thuận này đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Trường hợp thứ hai: hai bên không thỏa thuận được việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con hoặc có thỏa thuận nhưng việc thỏa thuận không đả bảo được quyền lợi chính đáng của vợ và con.Trong trường hợp hai, quan hệ vợ chồng bản chất đã tan vỡ, là trường hợp chuyển hóa từ thủ tục giải quyết việc dân sự sang vụ án dân sự do trong quá trình xuất hiện tranh chấp cần giải quyết.