Một đứa trẻ ngay từ khi sinh ra đã được ba mẹ đặt tên và cái tên đó sẽ theo đứa trẻ đến suốt cuộc đời. Với cái tên ấy, nó được gia đình, bạn bè gọi với tình cảm thân thương, bao bọc. Cũng giống như tên của đứa trẻ ấy, nhãn hiệu cũng như cái tên vậy. Nó dùng để phân biệt hàng hóa sản phẩm dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản của một đứa trẻ và một nhãn hiệu là đứa trẻ có quyền sống, không ai có thể tước đoạt quyền con người của nó và cái tên ấy có thể trùng với rất nhiều người khác. Thế nhưng một nhãn hiệu có thể chết bất cứ lúc nào khi không được đăng ký nhãn hiệu. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chỉ được đặt ra khi nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Chính vì vậy, nhãn hiệu không được đăng ký thì chưa được pháp luật bảo hộ. Và muốn được pháp luật bảo hộ thì nhãn hiệu phải không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu đã đăng ký trước đó với sản phẩm và dịch vụ tương tự. Một nhãn hiệu đã đăng ký có thể cảnh cáo, cao hơn là khởi kiện những chủ thể gây thiệt hại đến việc kinh doanh nhãn hiệu đó khi bên xâm phạm có hành vi sử dụng nhãn hiệu trái phép và biện pháp khắc phục đầu tiên chính là buộc dừng hành vi xâm phạm. Có một điều đặc biệt là, ngay cả khi đăng ký thì khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu vẫn có thể có trường hợp xấu do “ý tưởng lớn gặp nhau” và khi đó, thời gian là yếu tố quyết định, ai nhanh hơn thì người đó thắng.
Không thể phủ nhận những lợi ích mà nhãn hiệu mang lại nhất là khi nó đã trở nên phổ biến. Biết đâu, một ngày nào đấy nhãn hiệu nhỏ bé của bạn lại làm nên một thương hiệu lớn như Apple hay Samsung. Tất cả chỉ là dựa vào những bước đi đúng đắn của người chủ sở hữu. Hãy là người sáng suốt khi đã lựa chọn con đường kinh doanh. Viên gạch đầu tiên bao giờ cũng phải là viên gạch vững chắc. Còn “viên gạch” nào chắc hơn đăng ký nhãn hiệu?