Để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, pháp luật quy định ba biện pháp để xử lý các hành vi xâm phạm quyền. Tuỳ theo tính chất và mức độ xâm phạm, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự và theo quy định sau đây:
Biện pháp dân sự
được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Biện pháp hành chính
được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 của Luật SHTT, theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.
Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả tuân theo quy định của Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.
Biện pháp hình sự
được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Bạn có thể tham khảo các bài viết có cùng chủ đề:
• Gia hạn nhãn hiệu muộn theo quy định của Luật SHTT
• Những thay đổi về phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu, sáng chế và kiểu dáng công nghiệp
• Đặt tên nhãn hiệu hàng hóa như thế nào cho đúng?
• Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
>> Luật sư tư vấn về sở hữu trí tuệ trực tuyến gọi số: 0972817699