Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đang được lấy ý kiến với nhiều điểm mới mà người lao động phải biết để bảo vệ quyền lợi của mình.
Những điểm mới quan trọng trong dự thảo bộ luật lao động, người lao động cần biết.
Tăng thời gian làm thêm giờ tối đa.
Hiện nay, số giờ làm thêm tối đa của người lao động là không quá 50% số giờ làm việc bình thường/ngày, 30 giờ/tháng và tổng số không quá 200 giờ/năm, trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ/năm.
Tại dự thảo bộ luật lao động (sửa đổi) thời gian làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt được đề xuất là 400 giờ / năm
Chi tiết xem ở đây
Người lao động được nghỉ việc không cần báo trước
Tại dự thảo, nếu thuộc một trong số những trường hợp dưới đây thì người lao động có thể nghỉ việc mà không cần phải báo trước:
– Người lao động không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được đảm bảo điều kiện làm việc theo thỏa thuận;
– Người lao động không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn như đã thống nhất giữa các bên;
– Người lao động bị ngược đãi, quấy rối tình dục hoặc cưỡng bức lao động;
– Lao động nữ mang thai nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Hợp đồng lao động dưới một tháng được giao kết bằng miệng
Theo quy định hiện hànhthì các bên có thể giao kết bằng lời nói đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng.
Tuy nhiên, Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi có quy định rằng người sử dụng lao động và người lao động có thể giao kết bằng lời nói đối với hợp đồng lao động dưới 1 tháng trừ một số trường hợp đặc biệt
Tăng độ tuổi nghỉ hưu
Theo quy định hiện hành thì tuổi nghỉ hưu với Nam là 60 tuổi, Nữ là 55 tuổi. Tuy nhiên, tại dự thảo đề xuất hai phương án nhằm tăng độ tuổi nghỉ hưu:
– Phương án 1: Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021:
– Đủ 60 tuổi 03 tháng đối với nam và
– Đủ 55 tuổi 04 tháng đối với nữ
sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
– Phương án 2: Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021:
+ Đủ 60 tuổi 04 tháng đối với nam
+ Đủ 55 tuổi 06 tháng đối với nữ
sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với nam và 06 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
Thêm một ngày nghỉ lễ
Cụ thể, tại dự thảo ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 được đề xuất là một ngày nghỉ lễ hưởng lương của người lao động.
Có thể không nghỉ bù nếu ngày Tết trùng với ngày nghỉ hàng tuần
– Phương án 1: Giữ nguyên như hiện hành, người lao động được nghỉ bù;
– Phương án 2: Người lao động được nghỉ 05 ngày Tết Âm lịch, nếu ngày nghỉ Tết Âm lịch trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì không được nghỉ bù.
Tên gọi của hợp đồng lao động
Mặc dù hợp đồng không có tên là hợp đồng lao động nhưng nếu thể hiện về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động thì được coi là Hợp đồng lao động.
Thời gian làm việc của cơ quan nhà nước
Dự thảo đề xuất thống nhất thời gian làm việc trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.